Năm 2024, kinh doanh đào, quất dịp Tết trên vỉa hè có bị xử phạt không?
Có được sử dụng vỉa hè để kinh doanh đào, quất dịp Tết không? Mức xử phạt hành vi kinh doanh đào, quất trên vỉa hè? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Năm 2024, kinh doanh đào, quất dịp Tết trên vỉa hè có bị xử phạt không?
Theo khoản 3 Điều 36 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi không được thực hiện trên đường phố như sau:
♠ Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật giao thông đường bộ 2008, cụ thể:
- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
- Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
- Thả rông súc vật trên đường bộ;
- Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
- Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
- Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
- Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
- Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
- Hành vi khác gây cản trở giao thông.
♠ Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;
♠ Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.
Như vậy, theo quy định trên, việc sử dụng vỉa hè để kinh doanh đào, quất trong dịp Tết là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Mức xử phạt hành vi kinh doanh đào, quất trên vỉa hè
♠ Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;“
♠ Đồng thời tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;“
Như vậy, đối với hành vi kinh doanh đào, quất trên tuyến phố có quy định cấm bán hàng có thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.
Đối với hành vi sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để kinh doanh đào, quất gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ai có thẩm quyền xử lý hành vi kinh doanh đào, quất lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường?
Tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm d khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm b khoản 8 và khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng và họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
- Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.
- Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định và đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
>>Xem thêm: Hành vi tàng trữ pháo trái phép bị xử phạt như thế nào?
Trên đây là nội dung bài viết Năm 2024, kinh doanh đào, quất dịp Tết trên vỉa hè có bị xử phạt không?. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Quy định pháp luật về nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy
Đối tượng đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, [...]
Mức phạt uống rượu bia không đúng nơi quy định từ 15/11/2020
Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ký ban hành ngày 28/9/2020 có hiệu lực từ [...]