Xử lý kỷ luật đối với lao động nữ mang thai theo quy định của bộ luật lao động
Không được xử lý kỷ luật, chấm dứt hay tạm hoãn hợp đồng lao động với Lao động nữ mang thai
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Tôi đang làm việc cho một công ty kinh doanh thực phẩm từ 04/2017 đến nay, thời hạn hợp đồng lao động là 12 tháng. Công việc chính của tôi là hành chính văn phòng. Hiện nay tôi đã mang thai được 03 tháng. Do có sự thay đổi về tâm sinh lý trong thời kỳ mang thai nên hiệu quả công việc đôi lúc bị ảnh hưởng. Tôi không biết, công ty có thể căn cứ vào đó để xử lý kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hay tạm hoãn hợp đồng lao động đối với tôi hay không? Mong được công ty giải đáp.
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Căn cứ theo Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tạm hoãn hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật đối với lao động nữ mang thai. Cụ thể:
Khoản 3, khoản 4 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 quy định:
3.Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4.Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Việc người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ trong thời kỳ mang thai còn được Bộ luật lao động quy định tại khoản 3 Điều 39.
Đối với việc đơn phương hoãn hợp đồng lao động, Bộ luật lao động không quy định đây là quyền đương nhiên của người sử dụng lao động trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. Bộ luật lao động 2012 chỉ ghi nhận quyền đơn phương được hoãn hợp đồng lao động đối với lao động nữ mang thai tại Điều 156 Bộ luật lao động và quy định Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải nhận lao động nữ trở lại làm việc theo quy định tại Điều 33.
Trên đây là nội dung giải đáp một số quy định của pháp luật bảo vệ thai sản đối với lao động nữ LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý hình sự như thế nào ?
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là gì và bị xử lý hình sự như thế nào ? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài [...]
Các hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa
Có các hành vi vi phạm nào về làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa theo quy định pháp luật hiện hành? Hãy cùng LawKey [...]