Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động
Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được quy định tai Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Cụ thể được thể hiện như sau:
Trợ cấp một lần
Điều 48 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về mức trợ cấp một lần cho người lao động hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp áp dụng
Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tbệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần
Người lao động bị suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
Ngoài ra, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động
Trợ cấp hằng tháng
Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định về mức trợ cấp hằng tháng cho người lao động hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp áp dụng
Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ Y tế ban hành mà bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Mức trợ cấp hằng tháng
Người lao động bị suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Ngoài mức trợ cấp trên, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.
Lưu ý: Người đang hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng.
Tạm dừng hưởng trợ cấp hằng tháng
Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 64 Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc các trường hợp sau:
– Xuất cảnh trái phép;
– Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
– Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp hoặc được Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì làm đơn đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết cho hưởng tiếp chế độ bệnh nghề nghiệp.
Chuyển nơi hưởng trợ cấp
Người đang hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất
Trợ cấp phục vụ
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng hằng tháng, người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở. Điều này được quy định tại Điều 52 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.
Trợ cấp khi người lao động chết do bệnh nghề nghiệp
Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 53 Luật an toàn, vệ sinh lao động:
1. Người lao động đang làm việc bị chết do bệnh nghề nghiệp;
2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do bệnh nghề nghiệp;
3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động” gửi đến các bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Trách nhiệm doanh nghiệp chậm báo giảm lao động
Doanh nghiệp phải báo giảm lao động khi nào? Trách nhiệm của doanh nghiệp trong trường hợp chậm báo giảm lao động theo quy định [...]
Những điểm đáng lưu ý của Luật lao động
Luật lao động là văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp các quan hệ lao động trong xã hội. Tuy nhiên, đa số người [...]