Người lao động làm gì khi bị sa thải?

Khi người lao động mắc vi phạm, người sử dụng lao động có thể áp dụng ba hình thức xử phạt, trong đó kỷ luật sa thải là nặng nhất. Người lao động làm gì khi bị sa thải?

Các trường hợp xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định

– Người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật lao động như sau:

+ 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc;

+ 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc.

– Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:
+ Do thiên tai, hỏa hoạn;
+ Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai; hỏa hoạn; bản thân; thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Trường hợp sa thải không đúng quy định pháp luật 

Khi bị sa thải; người sử dụng lao động phải báo cho người lao động theo quy định của pháp luật. Nếu trường hợp người lao động phát hiện bị sa thải trái luật thì cần biết cách giải quyết.

Trong trường hợp này; người sử dụng lao động cần khắc phục vi phạm. Trường hợp không thể khắc phục; người sử dụng lao động cần hủy quyết định sa thải để làm lại; hoặc hủy và xin lỗi cũng như bồi thường cho người lao động (nếu có thiệt hại).

Về phía người lao động; nếu như người lao động cảm thấy bị sa thải một cách vô lý và thấy rằng việc sa thải là trái với quy định pháp luật; thì người lao động có thể:

– Khiếu nại với người sử dụng lao động, đề nghị hủy quyết định sa thải.

– Nếu cách trên vẫn không giải quyết được; người lao động có thể nộp đơn lên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây không phải là bước bắt buộc; pháp luật không quy định nhưng là bước nên làm; mục đích để thông báo cho cơ quan quản lý biết về vụ việc; từ đó có tác động nhất định đến người sử dụng lao động. Đơn nộp là đơn khiếu nại hoặc đơn đề nghị

– Khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi có trụ sở của người sử dụng lao động.

– Tố cáo ra cơ quan công an theo Điều 162 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.

Với hành vi sa thải trái pháp luật đối với người lao động; tùy từng trường hợp; người vi phạm có thể bị thì bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm; thậm chí là phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>> Xem thêm: Xử lý kỷ luật đối với lao động nữ mang thai theo quy định của bộ luật lao động.

Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu