Quy định về bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác

Để nhận diện tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác thì cần phải dựa vào các tiêu chí như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tiêu chí nhận diện tin nhắc rác

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, tin nhắn rác bao gồm các loại sau:

Cụ thể, các tin nhắn được xác định là tin nhắn rác dựa vào các tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT. cụ thể như sau:

♣ Tần suất gửi tin là số tin nhắn được thực hiện đi từ nguồn gửi tin nhắn trong một khoảng thời gian;

♣ Đặc điểm hành vi sử dụng

  • Nguồn gửi chủ yếu sử dụng để nhắn tin đi, tỷ lệ thực hiện cuộc gọi và nhận cuộc gọi thấp;
  • Tỷ lệ gửi tin nhắn tới các thuê bao không có mối quan hệ là tỷ lệ gửi tin nhắn đến các số thuê bao không có mối quan hệ (chưa từng nhắn tin trước đây) trên tổng số tin nhắn gửi đi;

♣ Mẫu tin nhắn rác là các mẫu ký tự dùng chung để nhận diện tin nhắn rác bao gồm các mẫu tin nhắn rác do doanh nghiệp viễn thông thu thập và chia sẻ.

Tiêu chí nhân diện cuộc gọi rác

Cụ thể tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, cuộc gọi rác bao gồm các loại sau:

  • Gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP;

  • Gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử 2005, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006, Điều 12 Luật Viễn thông 2009, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015, Điều 8 Luật An ninh mạng 2018.

Trong đó, các tiêu chí nhiện diện cuộc gọi rác bao gồm:

♣ Tần suất thực hiện cuộc gọi là số cuộc gọi được thực hiện từ nguồn thực hiện cuộc gọi trong một khoảng thời gian;

♣ Đặc điểm hành vi sử dụng:

  • Nguồn gửi chủ yếu sử dụng để gọi đi không nhận và gửi tin nhắn;

  • Tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn là tỷ lệ số cuộc gọi có khoảng thời gian thực hiện ngắn (từ khi kết nối đến khi kết thúc cuộc gọi) trên tổng số cuộc gọi;

  • Tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn là tỷ lệ số cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn (khoảng thời gian giữa hai cuộc gọi đi liên tiếp nhau) trên tổng số cuộc gọi;

  • Tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ là tỷ lệ cuộc gọi đến các số điện thoại không có mối quan hệ (chưa từng gọi trước đây) trên tổng số cuộc gọi đi.

(Khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT)

Tiêu chí nhận diện thư điện tử rác

Thư điện tử rác bao gồm các loại sau:

  • Thư điện tử quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc thư điện tử quảng cáo vi phạm các quy định về gửi thư điện tử quảng cáo tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP;

  • Thư điện tử vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử 2005, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006, Điều 12 Luật Viễn thông 2009, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015, Điều 8 Luật An ninh mạng 2018.

(Khoản 4 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP)

Theo đó, các thư điện tử được xác định là thư điện tử rác dựa vào các tiêu chí được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT, cụ thể như sau:

♣ Tần suất gửi thư điện tử: là số thư điện tử được gửi từ một địa chỉ thư điện tử trong một khoảng thời gian;

♣ Đặc điểm hành vi sử dụng:

  • Nguồn gửi chỉ sử dụng với mục đích gửi thư điện tử không sử dụng để nhận, trao đổi thông tin;

  • Tỷ lệ gửi thư điện tử tới các địa chỉ thư điện tử khác không có mối quan hệ: là tỷ lệ gửi thư điện tử tới các địa chỉ thư điện tử không có mối quan hệ (chưa từng trao đổi thư điện tử) trên tổng số thư điện tử gửi đi.

  • Công nghệ sử dụng để gửi, nhận thư.

>>Xem thêm: Bảo vệ khẩn cấp trẻ em là gì?

Trên đây là bài viết về: Quy định về bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu