Những điểm lưu ý khi kinh doanh Karaoke
Kinh doanh Karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ Lục 04 của Luật đầu tư 2014. Điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề này được quy định trong Quy chế Hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ. Các cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định trong quy chế này.
Về điều kiện kinh doanh karaoke:
– Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m² trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ. Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng.
– Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng. Nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa.
– Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên. Khoảng cách từ 200m trở lên được đo theo đường giao thông từ cửa ơ sở kinh doanh karaoke đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau.
– Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Về trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke:
Khi hoạt động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân thủ theo các quy định sau đây:
– Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m².
– Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.
– Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định.
– Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke.
– Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/ NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ. Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 72/2009/ NĐ-CP: “Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp”
– Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.
– Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ phòng karaoke trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 2 giờ sáng.
– Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh.
Được cấp Giấy phép kinh doanh Karaoke
Tổ chức, cá nhân kinh doanh karaoke ngoài cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp có đủ điều kiện kinh doanh Karaoke và đảm bảo điều kiện về ánh sáng, âm thanh như được nêu trên phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp cấp giấy phép kinh doanh.
Cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh karaoke không phải xin giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005 nhưng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke đã nêu ở trên.
Ngoài ra, các cơ sở cũng kinh doanh karaoke phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định “nghiêm cấm các hành vi khiêu dâm và mua bán dâm, mua bán, sử dụng ma túy tại phòng karaoke”.
Trên đây, Lawkey đã liệt kê các điều kiện mà các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ karaoke. Nếu trong quá trình kinh doanh dịch vụ karaoke, có điều gì cần giải đáp hay cần trợ giúp các bạn hãy liên hệ với Lawkey chúng tôi.
Danh mục các văn bản pháp luật có liên quan:
- Văn bản hợp nhất số 3201/VBHN-BVHTTDL ngày 03 tháng 09 năm 2013 của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch, hợp nhất Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009, Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 và Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012;
- Văn bản hợp nhất số 3207/VBHN-BVHTTDL ngày 03 tháng 09 năm 2013 của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch, hợp nhất Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2009, Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011, Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012 và Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2013.
Trong hoạt động đấu thầu cấm thực hiện các hành vi nào?
Bất kỳ hoạt động nào cung có những hành vi cấm thực hiện. Vậy trong hoạt động đấu thầu cấm thực hiện các hành vi nào? [...]
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân phân phối xăng dầu
Quyền và nghĩa vụ khi phân phối xăng dầu của tổ chức, cá nhân thực hiện được quy định như thế nào ? Quyền của [...]