Những quyền lợi được hưởng khi người lao động bị sa thải
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động dù bị xử lý sa thải, pháp luật đã có quy định cụ thể về những quyền lợi khi bị sa thải.
Hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013. Cụ thể, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định;
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày; kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp; trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, người lao động bị doanh nghiệp sa thải vẫn thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012, trong một số trường hợp; người lao động khi làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên chấm dứt hợp đồng thì được hưởng trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, quy định này lại không có trường hợp người lao động bị sa thải. Do vậy, người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Có được hưởng trợ cấp mất việc làm?
Theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2012; người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ; lý do kinh tế hoặc chia tách; sáp nhập; hợp nhất doanh nghiệp mới được hưởng trợ cấp mất việc làm.
Vì vậy, người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp mất việc làm.
Những quyền lợi khác người lao động được hưởng
Căn cứ theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:
“1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.“
Người lao động bị sa thải mà trước đó chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ
Bên cạnh đó, người lao động còn được thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mình và nhận lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của mình. Quyền lợi này được quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2012
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động; bị giải thể; phá sản thì tiền lương; trợ cấp thôi việc; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Khi bị sa thải; người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đủ điều kiện; được thanh toán tiền lương và được trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ khác có liên quan.
Trên đây là quy định pháp luật về những quyền lợi khi bị sa thải của người lao động. Ngoài ra, Người lao động cần biết phải làm gì khi bị sa thải để đảm bảo quyền lợi của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ
Lao động nữ mang thai hộ cũng được hưởng các chế độ thai sản như lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. [...]

Đóng bảo hiểm thất nghiệp khi giao kết nhiều HĐLĐ
Đóng bảo hiểm thất nghiệp khi giao kết nhiều HĐLĐ ở đâu? Mức đóng và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất [...]