Nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, người sử dụng không phải là người nộp thuế. Người nộp thuế nộp thuế và hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
1.Thời điểm tính thuế
– Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
– Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
– Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
>>> Xem thêm Công ty dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại Hà Nội Uy Tín, Chuyên Nghiệp
2.Khai thuế, tính thuế và nộp thuế
– Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu ủy thác thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh.
– Khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện khai, nộp thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước đối với lượng xăng dầu xuất, bán tại địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.
– Khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với than thực hiện theo nguyên tắc.Than tiêu thụ nội địa phải khai, nộp thuế bảo vệ môi trường; than xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
– Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu.
>>> Xem thêm Đối tượng chịu thuế thuế bảo vệ môi trường theo pháp luật
3.Hoàn thuế
Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:
– Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài;
– Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật;
– Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất.
– Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngoài;
– Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.
Đối với xăng dầu, người nộp thuế được hoàn số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng lượng xăng dầu đã cung ứng. Người nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác về số liệu kê khai hoàn thuế. Trình tự, thủ tục kê khai, hoàn thuế được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về hải quan.
Tội vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử lý hình sự như thế nào ?
Hiện nay số lượng tội phạm về ma túy đang ngày càng gia tăng, để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Một [...]
Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
Trong vụ sạt lở tại Đà Lạt đang gây xôn xao dư luận, ở phía công an đã khởi tố để điều tra về hành vi vi phạm quy định [...]