Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu
Kinh doanh xăng dầu đang được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Vậy khi kinh doanh xăng dầu họ có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định pháp luật?
Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
1.Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu
– Được Bộ Công Thương phân giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu hàng năm.
– Được quyền nhập khẩu hoặc mua trong nước nguyên liệu để pha chế xăng dầu. Việc nhập khẩu nguyên liệu phải theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương xác nhận, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân.
– Được mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác.
– Được phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc, bao gồm các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp và thông qua hệ thống thương nhân là tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thông qua thương nhân phân phối xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
– Được thực hiện các dịch vụ cung ứng nhiên liệu bay nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Được áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh phù hợp với thông lệ quốc tế để giao dịch, mua bán xăng dầu.
>>> Xem thêm Tại sao nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Lawkey?
2.Nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu
– Nhập khẩu xăng dầu không thấp hơn hạn mức tối thiểu được Bộ Công Thương phân giao cho cả năm; nhập khẩu đúng tiến độ theo quý hoặc theo văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Công Thương; bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu chủng loại và mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu.
– Áp dụng thống nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thống phân phối của mình, trừ trường hợp bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu.
– Ngoài việc bán buôn xăng dầu cho đơn vị trực tiếp sản xuất, bán lẻ tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc thương nhân còn được
+ Giao xăng dầu bằng hình thức đại lý quy định tại Luật Thương mại cho thương nhân đủ điều kiện làm tổng đại lý, đại lý và các thương nhân này không vi phạm theo quy định pháp luật.
+ Kinh doanh xăng dầu bằng phương thức nhượng quyền thương mại cho thương nhân đủ điều kiện làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu và các thương nhân này không vi phạm theo quy định pháp luật.
– Phải đăng ký hệ thống phân phối của mình theo quy định của Bộ Công Thương.
– Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường. .
– Bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
– Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.
>>> Xem thêm Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân pha chế, phân phối xăng dầu
>>> Xem thêm Điều kiện thủ tục Kinh doanh xăng dầu xuất nhập khẩu.

Điều kiện mở cửa hàng thuốc tây
Hiện nay, hình thức kinh doanh bán lẻ thuốc tây được phát triển rộng rãi. Vậy cần những điều kiện nào để mở cửa [...]

Quy định về thực hiện góp vốn thành lập công ty hợp danh
Khi muốn thành lập công ty hợp danh, các thành viên trong công ty sẽ thực hiện góp vốn. Quy định thực hiện góp vốn thành [...]