Dịch vụ thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng

Thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng để đào tạo trình độ nghề sơ cấp, đào tạo thường xuyên các chương trình đào tạo ngắn hạn linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể lựa chọn loại hình Trung tâm giáo dục nghề nghiệp để thành lập. 

Điều kiện thành lập Trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng

Để thành lập Trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu phải đáp ứng điều kiện để thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp tại Luật giáo dục nghề nghiệp 2014, Nghị định 143/2016/NĐ-CP, Nghị định 140/2018/NĐ-CP và Thông tư thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH. 

1. Có đề án thành lập;

2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1000 m2;

4. Vốn đầu tư thành lập Trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, tối thiểu là 05 tỷ đồng;

5. Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề sau đây:

  • Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;
  • Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.

Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp.

Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

6. Điều kiện về cơ cấu tổ chức khi thành lập Trung tâm 

Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:

  • Giám đốc, phó giám đốc.

Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 05 năm.

Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  • Có phẩm chất, đạo đức tốt;
  • Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
  • Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
  • Có đủ sức khỏe.
  • Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Các tổ bộ môn;
  • Các hội đồng tư vấn;
  • Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

7. Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học – đào tạo kỹ năng

Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.

Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, phải đáp ứng:

  • Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt; 
  • Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.
  • Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo

Thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng

Để thành lập Trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải thực hiện Thủ tục đề nghị cho phép thành lập Trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng và thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thủ tục đề nghị cho phép thành lập Trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng

Hồ sơ cho phép thành lập Trung tâm

Hồ sơ cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cho phép thành lập.
  • Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
  • Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy.
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.
  • Văn bản xác nhận khả năng tài chính của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Hồ sơ của Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Sơ yếu lý lịch cá nhân, xác nhận dân sự của Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; bằng tốt nghiệp cáo đẳng trở lên; chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.
  • Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có từ 02 thành viên góp hồ sơ cần bổ sung:

–   Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các thành viên góp vốn;

–   Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập;

–   Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập;

Trình tự thủ tục đề nghị cho phép thành lập Trung tâm

b1. Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập 

Tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập Trung tâm lập hồ sơ gửi Sở Lao động – Thương binh và xã hội.

Trường hợp hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn có văn bản trả lời cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn gửi hồ sơ tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.

b2. Thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp do cơ quan chuyên môn gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), doanh nghiệp đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan chuyên môn.

Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc có văn bản trả lời cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

b3. Quyết định cho phép thành lập trung tâm

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, cơ quan chuyên môn trình người có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

  • Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu;
  • Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
  • Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu và kèm theo các giấy tờ chứng minh;
  • Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;


Dịch vụ thành lập Trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng

Các công việc LawKey thực hiện:

  • Tư vấn các điều kiện đề nghị cho phép thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng.
  • Hỗ trợ soạn thảo các hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu.
  • Đại diện khách hàng để thực hiện các thủ tục với cơ quan có thẩm quyền. Giải trình hồ sơ với cơ quan có thẩm quyền;
  • Ngoại giao với cơ quan có thẩm quyền và cùng doanh nghiệp tiếp đón đoàn kiểm tra.
  • Nhận kết quả và bàn giao cho doanh nghiệp.

Phí dịch vụ

Phí dịch vụ thực hiện thủ tục đề nghị cho phép thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng và Phí dịch vụ thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ được LawKey báo theo từng hồ sơ cụ thể. 

Lưu ý: Phí dịch vụ khi LawKey  báo chưa bao gồm thuế VAT 10%; chi phí setup cơ sở vật chất; Phí thẩm định phòng cháy chữa cháy….

Thời gian thực hiện thủ tục

60 – 90 ngày làm việc kể từ ngày LawKey nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là nội dung tư vấn và dịch vụ thành lập trung tâm đào tạo nghề – đào tạo kỹ năng của LawKey gửi tới Quý khách hàng. Có vấn đề gì thắc mắc hay cần trao đổi thêm chị phản hồi lại cho LawKey theo thông tin liên hệ tại website.  

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu