Thoái hóa vốn là gì?

Thoái hóa vốn là gì? Nguyên nhân gây ra thoái hóa vốn? Doanh nghiệp cần làm gì khi bị thoái hóa vốn? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thoái hóa vốn là gì? 

Hiện nay Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan chưa có quy định cụ thể về thoái hóa vốn. Tuy nhiên, có thể hiểu thoái hóa vốn theo cách như sau:

Thoái vốn được hiểu là một thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực kinh doanh và nó đối lập với đầu tư. Thoái vốn cũng sẽ thường xảy ra khi một tài sản hoặc một bộ phận của công ty con không hoạt động như mong đợi.

Thoái vốn về bản chất là hoạt động giảm bớt một số loại tài sản cho các mục đích tài chính, hay nhằm phục vụ mục đích khác hiện có của doanh nghiệp.

Trong đầu tư, thoái vốn là một hình thức rất phổ biến biểu hiện là các chủ thể là những nhà đầu tư hoặc cá nhân muốn rút vốn đầu tư của mình.

Ví dụ như việc một công ty nào đó bán đi tài sản của công ty con hay rút những khoản đầu tư…

Một số hình thức thoái hóa vốn phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều hình thức thoái vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng, trong đó phổ biến nhất là chia tách (spin-off), bán cổ phần khơi mào và bán trực tiếp tài sản.

Chia tách

Hình thức thoái hóa vốn chia tách dùng cho các giao dịch không dùng tiền mặt, những giao dịch này sẽ được miễn thuế.

Trường hợp này là trường hợp công ty mẹ chia cổ phiếu cho công ty con và công ty con trở thành một công ty độc lập và có thể thực hiện giao dịch trên sàn cổ phiếu.

Bán cổ phần khơi mào

Bán cổ phần khơi mào là hoạt động của công ty mẹ khi bán một tỉ lệ vốn chủ sở hữu trong công ty con trên thị trường chứng khoán.

Bán cổ phần khơi mào được hiểu cơ bản là thực hiện các giao dịch cổ phiếu bằng tiền mặt được miễn thuế. Vì công ty mẹ thường giữ cổ phần kiểm soát của công ty con, nên hình thức bán cổ phần khơi mào được các công ty cần tài trợ cơ hội tăng trưởng cho công ty con sử dụng nhiều nhất.

Bán tài sản trực tiếp

Bán tài sản trực tiếp là hình thức được thực hiện khi công ty mẹ bán đi một số tài sản như bất động sản, các thiết bị máy móc hoặc bán công ty con cho một bên khác.

Trong trường hợp bán tài sản có lãi, công ty mẹ sẽ phải chịu thuế và các hoạt động mua bán tài sản thường giao dịch bằng tiền mặt.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa vốn trong doanh nghiệp?

Lý do phổ biến nhất hiện nay khiến doanh nghiệp bị thoái hóa vốn đó chính là việc doanh nghiệp bán các bộ phận kinh doanh không phải là hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp.

Các công ty sở hữu các đơn vị kinh doanh hoạt động trong các ngành khác nhau có thể cho đội ngũ quản lí không tập trung vào hoạt động cốt lõi của công ty.

Ngoài ra còn có một số lí do khác như:

  • Doanh nghiệp có thể tạo ra một nguồn vốn nhất định thông qua việc bán một số tài sản, cổ phần,… .
  • Các nhà đầu tư thoái hóa vốn nhằm bảo đảm lợi ích của mình khi hoạt động kinh doanh xảy ra không hiệu quả

Khi bị thoái hóa vốn thì doanh nghiệp cần làm gì?

Khi bị thoái hóa vốn, doanh nghiệp cần thực hiện những hoạt động sau:

Công bố thông tin một cách kịp thời

Khi doanh nghiệp bị thoái hóa vốn, việc đầu tiên cần phải thực hiện đó là công bố thông tin một cách kịp thời để ổn định tâm lý cho toàn bộ nhân viên trong công ty và tìm ra các giải pháp để giải quyết một cách tốt nhất tình hình của công ty.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị thoái hóa vốn

Sau khi tiến hành công bố thông tin thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra giải pháp xử lý.

Tìm kiếm đối tác mới

Trong trường hợp thoái hóa vốn do cổ đông thoái hóa vốn thì doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác mới để có thể hợp tác hiệu quả hơn.

Lập kế hoạch phân phối lại vốn

Đây là việc làm vô cùng quan trọng trong việc lập ra chiến lược. Điều này sẽ giúp công ty có kế hoạch phù hợp trong việc tăng vốn hoặc đầu tư.

Tập trung quản lý kinh doanh

Cuối cùng, cần phải tập trung đẩy mạnh vào lĩnh vực phát triển của công ty nhằm mục đích ổn định công ty và đảm bảo có kế hoạch trong việc tăng vốn hoặc đầu tư.

>>Xem thêm: Vốn pháp định là gì ? Quy định pháp luật về vốn pháp định

Trên đây là bài viết về: Thoái hóa vốn là gì?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu