Thủ tục giải thể doanh nghiệp do NN nắm giữ 100% vốn điều lệ
Thẩm quyền về giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào ? Thủ tục giải thể doanh nghiệp do NN nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Thẩm quyền giải thể doanh nghiệp
Thẩm quyền giải thể doanh nghiệp gồm thẩm quyền đề nghị giải thể và thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp được quy định như sau:
Thẩm quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp
Theo Khoản 1 Điều 40 Nghị định 23/2022/N Đ-CP quy định về thẩm quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế hoặc các cơ quan chức năng khác của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, phát hiện doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải giải thể.
Thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp
♣ Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập: Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và bộ quản lý ngành.
♣ Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý: Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giải thể doanh nghiệp.
Quy trình giải thể doanh nghiệp
Theo Điều 41 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì quy trình giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như sau:
Bước 1
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày xác định doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp xem xét giải thể quy định tại Điều 39 Nghị định 23/2022/NĐ-CP, người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp ra quyết định giải thể và thành lập Hội đồng giải thể để thực hiện các bước giải thể doanh nghiệp.
Bước 2
Người có thẩm quyền ra quyết định giải thể doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 42 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.
Bước 3
Sau khi có quyết định giải thể:
- Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 43 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 45 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.
- Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế có trách nhiệm ban hành văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Bước 4
Hội đồng giải thể tự động chấm dứt hoạt động khi doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật và cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể.
Quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Theo Điều 42 Nghị định 23/2022/NĐ-CP, quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:
♣ Nội dung quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bị giải thể.
2. Lý do giải thể.
3. Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
4. Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
5. Họ tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty doanh nghiệp bị giải thể.
♣ Lưu ý: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải thể doanh nghiệp, quyết định giải thể phải được gửi đến doanh nghiệp bị giải thể và:
- Người lao động trong doanh nghiệp;
- Cơ quan, tổ chức đề nghị giải thể doanh nghiệp;
- Các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan trong trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán;
- Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư đối với doanh nghiệp do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định giải thể;
- Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế doanh nghiệp;
- UBND cấp tỉnh, Cục Thống kê, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp bị giải thể đặt trụ sở chính.
>>Xem thêm: Giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Trên đây là bài viết về Thủ tục giải thể doanh nghiệp do NN nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc hãy liên hệ với LawKey để được giải đáp chi tiết nhất.
![Thành viên hợp danh công ty hợp danh góp vốn vào công ty TNHH Thành viên hợp danh công ty hợp danh góp vốn vào công ty TNHH](https://sp-ao.shortpixel.ai/client/to_auto,q_glossy,ret_img/https://lawkey.vn/wp-content/uploads/2018/10/thanh-vien-hop-danh-gop-von-cong-ty-tnhh-178x145.jpg)
Thành viên hợp danh công ty hợp danh góp vốn vào công ty TNHH
Các thành viên Hợp danh của Công ty hợp danh có quyền góp vốn thành lập công ty TNHH hay không? Các hạn chế của thành viên [...]
![Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì bị cấm lập doanh nghiệp Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì bị cấm lập doanh nghiệp](https://sp-ao.shortpixel.ai/client/to_auto,q_glossy,ret_img/https://lawkey.vn/wp-content/uploads/2019/10/thu-hoi-giay-chung-nhan-dang-ky-doanh-nghiep-do-cam-lap-doanh-nghiep-178x145.jpg)
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì bị cấm lập doanh nghiệp
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cấm lập doanh nghiệp được quy định như thế nào ? Các trường hợp bị [...]