Tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai: Sự khác biệt
Tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là hai khái niệm khiến khá nhiều người nhầm lẫn. Việc phân biệt hai khái niệm này là rất quan trọng để xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp. Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khái niệm
– Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
(Khái niệm này không thực sự rõ ràng nên không ít người bị nhầm trong việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai)
– Tranh chấp liên quan đến đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất.
(Có thể hiểu là tất cả những tranh chấp gì có liên quan tới đất đai, bao gồm cả tranh chấp đất đai)
Loại tranh chấp phổ biến
♣ Tranh chấp đất đai:
Tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền hợp pháp đối với đất đai.
♣ Tranh chấp liên quan đến đất đai: Bao gồm tranh chấp đất đai và các tranh chấp sau:
- Tranh chấp hợp đồng, giao dịch liên quan tới đất đai;
- Tranh chấp về hôn nhân và gia đình nhưng có đối tượng là đất đai (ví dụ vợ chồng phân chia tài sản chung là nhà đất)
- Tranh chấp về thừa kế di sản là quyền sử dụng đất ….
Trình tự khởi kiện
♣ Tranh chấp đất đai: Sau khi đã hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì:
- Đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại Tòa án.
- Đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chọn một trong hai hình thức: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Khởi kiện tại Tòa án.
♣ Tranh chấp liên quan đến đất đai: Có quyền khởi kiện tại Tòa án mà không cần thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
♣ Tranh chấp đất đai:
- Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp;
- UBND cấp huyện;
- UBND cấp tỉnh.
♣ Tranh chấp liên quan đến đất đai: Tòa án nơi có đất xảy ra tranh chấp.
>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai và nhà ở: Các quy định cần biết
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Đất cấp cho hộ gia đình, bố mẹ bán có cần sự đồng ý của con?
Rất nhiều người băn khoăn đất cấp cho hộ gia đình thì việc bố mẹ bán đi mảnh đất này cần có sự đồng ý của con. [...]
Thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành
Các trường hợp được gia hạn thời gian sử dụng đất hiện nay? Trình tự quy trình gia hạn thời gian sử dụng đất, thời [...]