Trọng tài thương mại
Khái niệm Trọng tài thương mại là gì? Những ưu điểm, hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp này như thế nào? Phán quyết trọng tài được ban hành khi nào và hiệu lực của nó ra sao? Cùng LawKey tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết sau đây.
1.Trọng tài thương mại là gì?
Là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định tại Luật trọng tài thương mại 2010.
2.Ưu và hạn chế của phương thức trọng tài
*Ưu điểm
– Thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên có thể chủ động về thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp.
– Đảm bảo bí mật hơn so với Tòa án.
– Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên có thể lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.
– Có tính cưỡng chế thi hành so với hai biện pháp giải quyết tranh chấp khác là hòa giải và thương lượng.
*Hạn chế
– Chi phí trọng tài thường cao hơn tòa án.
– Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được.
– Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thường không cao bằng Tòa án.
– Phán quyết trọng tài là chung thẩm nên trường hợp trọng tài ra phán quyết không chính xác sẽ gây khó khăn và thiệt hại cho các bên, sau đó có thể đề nghị hủy phán quyết nhưng gây mất thời gian, công sức hơn.
3.Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
– Pháp luật Việt Nam được áp dụng để giải quyết tranh chấp không có yếu tố nước ngoài.
– Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
– Đối với trường hợp không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp ở pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật do các bên lựa chọn thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
4.Các cơ chế trọng tài thương mại
– Trọng tài thương mại bao gồm 2 cơ chế: trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc
– Trọng tài quy chế (trọng tài thường trực) là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
– Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
5.Điều kiện để thực hiện phương thức trọng tài
– Có thỏa thuận trọng tài đáp ứng các điều kiện về mặt hình thức của thỏa thuận.
– Thỏa thuận có thể thực hiện được và không thuộc trường hợp vô hiệu theo quy định của pháp luật.
– Tranh chấp phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
>>> Xem thêm: Điều kiện giải quyết tranh chấp tại trọng tài
6.Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
7.Phán quyết trọng tài
♦Nguyên tắc ra phán quyết
-Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
-Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
♦Nội dung và hình thức
– Phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản
-Nội dung của văn bản đó như sau:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;
+ Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
+ Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;
+ Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
+ Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết;
+ Kết quả giải quyết tranh chấp;
+ Thời hạn thi hành phán quyết;
+ Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
+ Chữ ký của Trọng tài viên.
Lưu ý:
Khi có Trọng tài viên không ký tên vào phán quyết trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phán quyết trọng tài và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, phán quyết trọng tài vẫn có hiệu lực.
♦Hiệu lực của phán quyết trọng tài
Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
>>> Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Trên đây là toàn bộ tư vấn về vấn đề trọng tài thương mại Lawkey gửi tới bạn. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áp dụng khi có nhiều người khác nhau cùng nộp đơn đăng kí bảo hộ cho các đối [...]
Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật
Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Những vấn đề cần lưu ý về điều kiện bảo hộ chỉ [...]