Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được tiến hành như thế nào?
Trong việc lựa chọn nhà thầu thì đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật vô cùng quan trọng. Vậy việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được tiến hành như thế nào?
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ, bên mời thầu kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, việc kiểm tra bao gồm:
– Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
+ Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có);
+ Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ;
+ Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm;
+ Đề xuất về kỹ thuật;
+ Các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
– Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
Xem thêm: Các bước thực hiện việc tổ chức lựa chọn nhà thầu
Trong hoạt động đấu thầu cấm thực hiện các hành vi nào?
Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, khi đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bên mời thầu tiến hành các công việc sau:
Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung dưới đây:
– Có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ;
– Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
– Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
– Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất kỹ thuật với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
– Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
– Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
– Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ
Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, không tiến hành đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.
Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật;
Nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển, có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, có năng lực được cập nhật đáp ứng yêu cầu của gói thầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
Đánh giá về kỹ thuật
Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.
Lưu ý: Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật.
Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính.
Xem thêm: Đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của pháp luật mới nhất
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được tiến hành như thế nào?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Thủ tục cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại
Những vấn đề cần lưu ý về điều kiện trình tự, thủ tục cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo [...]
Thương hiệu là gì? Vì sao cần bảo hộ thương hiệu?
Thương hiệu là gì ? Vì sao cần bảo hộ thương hiệu ? Thủ tục bảo hộ thương hiệu như thế nào theo quy định của pháp [...]