Xử lý tài sản thế chấp khi vợ chồng ly hôn
Khi ly hôn rất nhiều tranh chấp phát sinh như quyền nuôi con, tài sản,…Vậy việc phân chia tài sản thế chấp khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?
Quy định pháp luật về nghĩa vụ của vợ chồng trong xác lập giao dịch
Căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ,Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác mà vợ, chồng được xác định là đại diện của nhau theo quy định tại điều 24, 25 và 26 của Luật này.
Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Quy định về xác lập hợp đồng thế chấp, xử lý tài sản thế chấp khi vợ chồng ly hôn
Căn cứ theo quy định tại 21/2021/NĐ-CP, xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng như sau:
Xác lập hợp đồng thế chấp tài sản chung của vợ chồng
Trường hợp dùng tài sản chung của vợ chồng để thế chấp là số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chứng khoán hoặc động sản khác theo quy định của pháp luật không phải đăng ký thì vợ hoặc chồng đứng tên người gửi tiền, chứng khoán hoặc đang chiếm hữu động sản được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm, trừ trường hợp sau đây:
- Chế độ tài sản theo thỏa thuận có quy định khác hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác và bên nhận bảo đảm đã được cung cấp thông tin về quy định này hoặc về thỏa thuận này;
- Vợ chồng và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận khác.
Trường hợp vợ chồng thỏa thuận về việc một bên dùng tài sản chung để góp vốn vào pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội hoặc để thành lập doanh nghiệp tư nhân thì người góp vốn, người đứng tên chủ doanh nghiệp tư nhân được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm liên quan đến phần vốn góp trong pháp nhân, tài sản thuộc doanh nghiệp tư nhân.
Trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận bằng văn bản về việc dùng tài sản chung để góp vốn theo quy định tại khoản này nhưng việc góp vốn đã được thực hiện theo đúng thủ tục được quy định trong pháp luật liên quan mà người không trực tiếp kinh doanh biết hoặc phải biết về việc góp vốn nhưng không phản đối thì coi như đã có thỏa thuận.
Xử lý tài sản thế chấp khi vợ chồng ly hôn
Trường hợp hợp đồng thế chấp được xác lập đối với trường hợp động sản, tài sản góp vốn tại mục “xác lập hợp đồng thế chấp tài sản chung của vợ chồng” nêu trên mà vợ chồng ly hôn thì người đã xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã được xác lập, trừ trường hợp bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyết định khác.
Các trường hợp khác, khi xử lý tài sản thế chấp của vợ chồng sau ly hôn phải tuân thủ quy định về nghĩa vụ của vợ chồng trong xác lập giao dịch được quy định tại Luật hôn nhân gia đình
Xử lý tài sản thế chấp khi vợ chồng ly hôn dù theo trường hợp nào cũng phải tuân thủ quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm
- Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan.
- Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.
- Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.
- Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.
- Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
Trên đây là quy định về Xử lý tài sản thế chấp khi vợ chồng ly hôn Lawkey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được Luật sư tư vấn chi tiết về trường hợp của bạn.

Bạo lực gia đình là gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Bạo lực gia đình là gì? Những hành vi bạo lực gia đình là những hành vi nào? Sau đây LawKey sẽ giải đáp nội dung này theo [...]

Giấy chứng sinh là gì?
Giấy chứng sinh là gì? Thủ tục cấp giấy chứng sinh lần đầu được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]