Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng có những điểm gì khác nhau? Pháp luật quy định như nào về hai loại bồi thường này?
Nguồn gốc phát sinh việc bồi thường thiệt hại
Mỗi lại thiệt hại trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng sẽ có những sự khác biệt về nguồn gốc phát sinh.
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
Điều kiện phát sinh thiệt hại
Mỗi loại sẽ có những điều kiện đi kèm để được bồi thường.
Điều kiện bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
+ Các bên thỏa thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể bao gồm đầy đủ những điều kiện như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi phải bồi thường thiệt hại.
+ Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc.
Điều kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
+ Có thiệt hại xảy ra, có lỗi, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả những hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra.
Tính chất trách nhiệm bồi thường thiệt hại
– Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
+ Là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mình gây ra.
– Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
+ Là loại trách nhiệm dân sự chỉ đặt ra khi có thiệt hại người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt hại đó
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
– Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
+ Hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng, tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chỉ vi phạm pháp luật thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng
– Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
+ Hành vi này là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật nói chung; những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại. Vì vậy đó có thể là hành vi vi phạm pháp luật chuyên ngành khác như hình sự; hành chính; kinh tế;…
Phương thức thực hiện bồi thường
– Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
+ Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng (thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp đồng).
– Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
+ Bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời; cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp; điều quan trọng là các bên trong quan hệ trách nhiệm dân sự có thể không biết nhau và không biết trước việc sẽ xảy ra để làm phát sinh quan hệ trách nhiệm dân sự; do đó không thể thỏa thuận trước bất cứ một việc gì.
Yếu tố lỗi trong thiệt hại
– Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
+ Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
– Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
+ Việc phân biệt lỗi vô ý và cố ý cũng có ý nghĩa nhưng bên cạnh đó thì người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật có quy định
Mức bồi thường thiệt hại
– Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
+ Có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra.
– Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
+ Bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra;
+ Mức bồi thường thiệt hại chỉ có thể được giảm trong một số trường hợp đặc biệt như: người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ.
>> Xem thêm: Có thể yêu cầu áp dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại không?
Trên đây là một số yếu tố về phân biệt hai loại bồi thường thiệt hại hợp đồng theo quy định Bộ luật dân sự 2015. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Thứ tự thực hiện nghĩa vụ tài sản thừa kế
Ngoài việc phân chia di sản cho những người thừa kế, pháp luật còn quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người [...]

Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là gì? Được bồi thường như thế nào? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Lawkey tìm [...]