Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại
Trên thực tế, việc trồng cây cối hay xây dựng các công trình xây dựng cạnh các bất động sản thường xảy ra các rủi ro như cây gãy đổ do bão; quá trình xây dựng gây ảnh hưởng đến bất động sản liền kề như nứt vỡ móng nhà, tường,…Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Lawkey tìm hiểu về quy định bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại.
Căn cứ pháp lý
Điều 177 Bộ luật dân sự năm 2015 được xây dựng trên cơ sở kế thừa Điều 268 Bộ luật dân sự năm 2005 về “nghĩa vụ đảm bảo an toàn đối với công trình xây dựng liền kề”. Điều 272 Bộ luật dân sự năm 2005 về “quyền yêu cầu sửa chữa, phá dỡ bất động sản liên kề” và khoản 3 Điều 267 Bộ luật dân sự năm 2005 về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng”
Quy định pháp luật về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ gây thiệt hại
Nghĩa vụ của các chủ thể
Chủ sở hữu của bất động sản có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp khắc phục như chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng. Nghĩa vụ của chủ sở hữu có thể được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của chủ sở hữu bất động ản liền kể và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng)
Trường hợp chủ sở hữu không thực hiện các biện pháp khắc phục thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép cho chặt cây, phá dỡ, chi phí do chủ sở hữu của cây cối, công trình xây dựng chi trả
Trường hợp đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất
Trong trường hợp này, pháp luật buộc chủ sở hữu công trình xây dựng phải tuân thủ quy định về khoảng cách đối với mốc giới trong luật xây dựng.
Hoạt động xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại, công trình có nguy cơ ô nhiễm môi trường
Do những đặc điểm chung của các công trình này có nguy cơ gây ô nhiễm đến môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước…nên pháp luật buộc các chủ thể khi xây dựng công trình phải tuân thủ các yêu cầu về khoảng cách đối với mốc giới, vị trí hợp lý để không ảnh hưởng đến sự ổn định trong đời sống các cá nhân sinh sống tại bất động sản liền kề.
Các chủ thể cũng phải tuân thủ yêu cầu về bảo đảm vệ sinh, an toàn và đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp chủ sở hữu cây cối, công trình khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ luật định thì phỉa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm này được xác định theo các điều kiện pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
>>xem thêm: Mức phạt khi không đảm bảo an toàn cho người lao động
Trên đây là nội dung bài viết “Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại”. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.

Khái niệm đại diện và phân loại đại diện theo Bộ luật dân sự 2015
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao [...]

Chết do tự tử, bảo hiểm nhân thọ có chi trả bồi thường?
Khi mua bảo hiểm nhân thọ, người mua được chi trả một khoản tiền tùy mức khi phải nằm viện hoặc tử vong. Vậy chết [...]