Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay đã quy định các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính. Cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khái niệm chung
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính là gì? Khái niệm và nguyên tắc
Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cá trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính gồm:
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết
Khoản 11 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính định nghĩa: Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính thì Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ
Khoản 13 Điều 2 quy định: Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 và Khoản 14 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.
Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về tuổi bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
– Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
Trên đây là nội dung Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Các hình thức xử lý vi phạm hành chính và nguyên tắc áp dụng
Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực theo Luật xử lý vi phạm hành chính
Lái xe uống rượu bia bị xử phạt thế nào?
Lái xe sau khi uống bia, rượu là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Đây là hành vi rất nguy hiểm và cần [...]
Cảng biển là gì? Tiêu chí xác định cảng biển như nào?
Giao thương bằng đường biển là nơi đặc biệt quan trọng với tất cả các quốc gia. Cảng biển được xây dựng tạo điều [...]