Chứng cứ và nguồn chứng cứ trong vụ án
Chứng cứ và nguồn chứng cứ trong vụ án được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chứng cứ là gì?
Chứng cứ trong vụ án hình sự, dân sự và hành chính được quy định cụ thể như sau:
Chứng cứ trong vụ án hình sự
Theo Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về chứng cứ trong vụ án hình sự như sau:
“Chứng cứ trong vụ án hình sự là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”
Chứng cứ trong vụ việc dân sự
Theo Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về chứng cứ trong vụ việc dân sự như sau:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Chứng cứ trong vụ án hành chính
Theo Điều 80 Luật tố tụng hành chính quy định về chứng cứ trong vụ án hành chính như sau:
“Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật Tố tụng hành chính quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Nguồn chứng cứ trong vụ án
Nguồn chứng cứ trong các vụ án được quy định như sau:
Nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự
Theo Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về nguồn chứng cứ như sau:
Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
- Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
Lưu ý: Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Nguồn chứng cứ trong vụ việc dân sự
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Nguồn chứng cứ trong vụ án hành chính
Theo Điều 81 Luật tố tụng hành chính 2015, chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
>>Xem thêm: Ai phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự?
Trên đây là bài viết về: Chứng cứ và nguồn chứng cứ trong vụ án. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.

Một số lưu ý khi chia di sản theo di chúc
Khi phân chia tài sản thừa kế, pháp luật quy định rất nhiều trường hợp mà những người có liên quan đến việc chia tài [...]

Hợp đồng ủy quyền là gì? Quy định về hợp đồng uỷ quyền theo pháp luật
Hợp đồng ủy quyền là gì ? Hợp đồng ủy quyền có đặc điểm pháp lí gì để phân biệt với các hợp đồng dân sự [...]