Có bắt buộc sử dụng con dấu doanh nghiệp trong giao dịch
Có bắt buộc sử dụng con dấu doanh nghiệp trong giao dịch
1. Quy định về sử dụng con dấu doanh nghiệp trước đây
Trước đây, Nghị định 58/2001/NĐ-CP quy định “Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này”. Dấu tiêu đề, dấu ngày tháng, dấu tiếp nhận công văn, dấu chữ ký, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 58/2001/NĐ – CP.
Các doanh nghiệp cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 58/2001/NĐ-CP. Do đó, khi lập, ký kết các văn bản trong giao dịch, doanh nghiệp phải đóng con dấu trên đó để thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ.
2. Quy định về sử dụng con dấu doanh nghiệp hiện nay
Hiện nay, Nghị định 58/2001/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định 99/2016/NĐ-CP . Việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư mà không chịu sự điều chỉnh chung bởi Nghị định về quản lý con dấu như trước đây.
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau. Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Và đặc biệt tại khoản 3, khoản 4 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu”
Như vậy, khi giao dịch với đối tác, việc có sử dụng con dấu doanh nghiệp hay không sử dụng con dấu trên văn bản, giấy tờ do Điều lệ của Công ty quy định và do sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đối tác. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế đối với các quy định của pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu kèm theo.
Trên đây là nội dung trao đổi về quyền sử dụng con dấu trong giao dịch LawKey gửi tới bạn đọc.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh lần 2 trở lên
Thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh lần 2 trở lên như thế nào theo quy định của pháp luật ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
Con dấu có thời hạn sử dụng bao lâu ?
Con dấu có thời hạn sử dụng bao lâu ? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thời hạn sử dụng con dấu ? Khái [...]