Công tác phí và một số quy định của pháp luật có liên quan
Một trong những khoản thu nhập của người lao động có cả khoản công tác phí. Vậy công tác phí là gì? Công tác phí và một số quy định của pháp luật có liên quan được thể hiện như thế nào?
Công tác phí là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC, công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).
Thời gian được hưởng công tác phí là thời gian công tác thực tế theo văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền cử đi công tác hoặc giấy mời tham gia đoàn công tác (bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, tết theo lịch trình công tác, thời gian đi đường).
Điều kiện thanh toán công tác phí
Người lao động sẽ được thanh toán khoản công tác phí nếu thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác.
Bên cạnh đó, công tác phí được chi trả khi có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2017/TT-BTC. Có thể kể đến như:
– Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).
– Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt; công văn; giấy mời; văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.
– Hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật (áp dụng khi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo hóa đơn thực tế); v….v…
Công tác phí có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp
Công tác phí trong quá trình công tác có thể được xác định là chi phí giảm trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và cũng không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân khi đáp ứng điều kiện. Cụ thể:
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, công tác phí sẽ được tính làm chi phí giảm trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng các điều khiện sau:
– Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ liên quan trong quá trình đi công tác như: Hóa đơn, vé máy bay, thẻ lên máy bay, vé tàu xe, hóa đơn phòng nghỉ, hóa đơn taxi, và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển (Nếu chi phí từ 20 triệu đồng trở lên) v.v.
– Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp.
Đối với thuế thu nhập cá nhân
Không những vậy, khoản chi công tác phí như tiền vé máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn của các cá nhân đi công tác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm đ, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Trường hợp doanh nghiệp chi tiền công tác phí cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Xem thêm: Những vướng mắc thường gặp về thuế thu nhập cá nhân
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mới thành lập
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Công tác phí và một số quy định của pháp luật có liên quan ” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
04 vi phạm về thành lập doanh nghiệp và mức xử phạt
Hiện nay, có những vi phạm nào về thành lập doanh nghiệp? Mức phạt vi phạm về thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu? Hãy cùng [...]
Hộ kinh doanh có phải đăng ký thuế không?
Theo quy định pháp luật thì hộ kinh doanh có phải đăng ký thuế không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Quy định [...]