Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Giám định thương mại là một hoạt động khoa học kỹ thuật cao và mang tính đặc thù. Vậy điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại được quy định như thế nào? Sau đây Lawkey xin được chia sẻ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại tới quý khách hàng:
♦ Căn cứ pháp lý: Luật Thương mại 2005; Nghị định 20/2006/NĐ-CP; Nghị định 120/2011/NĐ-CP; Nghị định 125/2014/NĐ-CP;
1. Dịch vụ giám định thương mại
Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Nội dung giám định
Giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp Tốt nhất 2019 – Nhanh – Chính xác
- Có giám định viên đủ tiêu chuẩn sau đây:
– Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
– Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;
– Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.
- Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
Phạm vi kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại chỉ được cung cấp dịch vụ giám định trong các lĩnh vực giám định khi có đủ các điều kiện sau: Có giám định viên đủ tiêu chuẩn; Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
3. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại với các nội dung quản lý cụ thể sau đây:
– Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
– Trực tiếp kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại khi cần thiết;
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân đăng ký kinh doanh trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
4. Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại của thương nhân nước ngoài
- Thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Việc thực hiện dịch vụ giám định thương mại theo ủy quyền của thương nhân nước ngoài quy định tại Điều 267 Luật Thương mại được tiến hành theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định 20/2006/NĐ-CP.
Trên đây là những thông tin về điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: Lawkey

Con dấu doanh nghiệp công ty theo quy định pháp luật
Con dấu doanh nghiệp, con dấu công ty theo quy định mới nhất của pháp luật. Hình thức, nội dung và quy định về cách sử [...]

Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh đặt cược
Để kinh doanh đặt cược cần phải hiểu rõ về các hành vi bị cấm trong kinh doanh đặt cược. Vậy các hành vi bị nghiêm [...]