Điều kiện trở thành cổ đông sáng lập
Cổ đông sáng lập là ai ? Điều kiện trở thành cổ đông sáng lập là gì ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cổ đông sáng lập là ai ?
♣ Theo Khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.”
♣ Cổ đông sáng lập có các quyền giống cổ đông phổ thông và một quyền riêng là sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.
♣ Cổ đông sáng lập có nghĩa vụ không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác và bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông.
Lưu ý: Hạn chế về chuyển nhượng cổ phần phổ thông không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau:
- Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.
Điều kiện trở thành cổ đông sáng lập
♣ Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.”
♣ Đồng thời theo Khoản 1 Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“Cổ đông sáng lập quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong Danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.”
♣ Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định:
“Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.”
Như vậy, điều kiện để trở thành một cổ đông sáng lập bao gồm các tiêu chí sau:
- Sở hữu ít nhất 01 cổ phần phổ thông.
- Ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Cùng với các cổ đông sáng lập khác phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: CTCP được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
>>Xem thêm: Cần lưu ý gì khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần ?
Trên đây là những thông tin cơ bản về Điều kiện trở thành cổ đông sáng lập. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – nơi cung cấp dịch vụ thành lập công ty cổ phần uy tín tại Hà Nội.

Mức phạt vi phạm về quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Bài viết dưới đây LawKey sẽ làm rõ những vấn đề doanh nghiệp cần chú ý về mức phạt vi phạm quy định về công bố [...]

Quản lý thị trường là gì? Chức năng của quản lý thị trường?
Hiện nay, nhiều người kinh doanh buôn bán thường nghe đến Quản lý thị trường. Chức năng của quản lý thị trường được [...]