Cần lưu ý gì khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần ?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc doanh nghiệp cần phải giảm vốn điều lệ là không thể tránh khỏi. Vậy cần lưu ý những gì khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần ?
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Các điểm lưu ý
Khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần, cần lưu ý các điểm sau:
Về các trường hợp được giảm vốn điều lệ
– Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo quyết định của Đại hội đồng cổ .
– Công ty mua lại cổ phần đã bán.
– Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
Về hồ sơ đăng ký thay đổi giảm vốn điều lệ công ty
– Hồ sơ đăng ký giảm vốn hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ và nội dung các giấy tờ được kê khai theo quy định tại Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
– Doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
– Thông báo đăng ký thay đổi vốn điều lệ phải có Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
– Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.
Về các trường hợp không được thực hiện đăng ký giảm vốn điều lệ
Theo khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
– Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp.
– Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự.
– Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.
Về thời hạn
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định thay đổi vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thay đổi với phòng đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp quá thời hạn quy định mà công ty chưa thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
– Quá thời hạn quy định từ 01 đến 10 ngày: Cảnh cáo
– Quá thời hạn quy định từ 11 đến 30 ngày: Phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
– Quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày: Phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
– Quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên: Phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
– Đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Trên đây là bài viết về Các điểm lưu ý khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần , nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp.
>>Xem thêm: Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ công ty theo quy định pháp luật

Kinh doanh nông sản? Thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nông sản
Kinh doanh nông sản là gì? Điều kiện để kinh doanh nông sản? Trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nông [...]

Có được góp vốn lập công ty bằng quyền sử dụng đất?
Để thành lập công ty, doanh nghiệp phải đăng ký số vốn điều lệ được góp bởi các thành viên công ty. Theo quy định, [...]