Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Để được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, doanh nghiệp cần có giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa (hay giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa).
Vậy doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì để được cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa. Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý: Luật Du lịch năm 2017, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP
1.Điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành cần đáp ứng các điều kiện sau
– Thành lập doanh nghiệp đáp ứng các quy định của Luật Doanh nghiệp
– Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đăng ký ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến kinh doanh dịch vụ lữ hành: lữ hành nội địa/lữ hành quốc tế.
– Thực hiện việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành tại ngân hàng
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
>>> Xem thêm Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định hiện nay là gì?
2.Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Ngoài đáp ứng các điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần đáp ứng thêm các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải làm thủ tục đăng kí xin hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Sở văn hóa thể thao và du lịch nơi doanh nghiệp đăng kí trụ sở chính.
– Có chương trình du lịch rõ ràng cho khách du lịch, có phương án kinh doanh lữ hành nội địa cụ thể.
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành, trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
>>> Xem thêm Điều kiện xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
3.Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng
– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là 100.000.000 đồng.
– Doanh nghiệp lữ hành thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
– Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
– Tiền ký quỹ được sử dụng trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
4.Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau:
– Chủ tịch hội đồng quản trị
– Chủ tịch hội đồng thành viên
– Chủ tịch công ty
– Chủ doanh nghiệp tư nhân
– Tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc
– Trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành
Để đáp ứng điều kiện cấp giấy phép, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp một trong các chuyên ngành về lữ hành sau:
– Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
– Quản trị lữ hành
– Điều hành tour du lịch
– Marketing du lịch
– Du lịch
– Du lịch lữ hành
– Quản lý và kinh doanh du lịch
>>> Xem thêm Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài
Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài
Pháp luật quy định hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài gồm những [...]
Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu ? Hồ sơ công bố mỹ phẩm
Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu như thế nào ? Hồ sơ, trình tự thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu theo quy định [...]