Đưa người vượt biên trái phép bị xử lý thế nào?
Hành vi đưa người vượt biên trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tổ chức vượt biên là gì?
Theo Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 nghiêm cấm hành vi như sau:
Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.
Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.
Như vậy, mọi hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép đều được xem là vượt biên và sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Đưa người vượt biên trái phép bị xử lý thế nào?
Theo khoản 7 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại.
♣ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
- Vào, ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan, tổ chức đó;
- Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú;
- Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;
- Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.
- Người nước ngoài không chấp hành quyết định buộc xuất cảnh Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
♣ Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Lưu ý: Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP mức phạt trên áp dụng cho cá nhân, tổ chức vi phạm bị xử phạt gấp 02 lần.
Đưa người vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có quy định về tội vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép.
“Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Như vậy, hành vi đưa người vượt biên trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù lên đến 03 năm.
>>Xem thêm: Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội
Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi về: Đưa người vượt biên trái phép bị xử lý thế nào? Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Án treo là gì? Điều kiện được hưởng án treo?
Án treo là gì? Điều kiện để được hưởng án treo? Phân tích chi tiết các điều kiện theo quy định của pháp luật về [...]
Truy nã là gì?
Ngày 5/6/2023, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa đã phát lệnh truy nã đặc biệt đối với nghi phạm sát hại [...]