Ép uống rượu, bia trong dịp Tết có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
Ép uống rượu, bia trong dịp Tết có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Mức xử phạt hành vi ép người khác uống rượu, bia? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ép uống rượu, bia trong dịp Tết có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
Theo khoản Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:
“Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.”
Theo đó, ép người khác uống rượu, bia là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong việc phòng chống tác hại của rượu bia.
Như vậy, hành vi ép người khác uống rượu, bia là hành vi vi phạm pháp luật.
Ép người khác uống rượu, bia trong dịp Tết bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
…
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.”
Như vậy, theo quy định trên, hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia có thể bị xử phạt hành chính lên đến 03 triệu đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Người bị ép uống rượu, bia gây thiệt hại thì người ép uống rượu, bia có phải chịu trách nhiệm không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
…
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
Theo đó, người ép người khác uống rượu, bia phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại nếu như người bị ép uống rượu bia gây ra thiệt hại.
Cá nhân, tổ chức trong dịp Tết có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia thì sẽ được hưởng chính sách nào từ Nhà nước?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:
“Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
3. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
5. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.”
Theo quy định trên thì tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ được khen thưởng từ Nhà nước.
>>Xem thêm: Có được sử dụng vỉa hè để kinh doanh đào, quất dịp Tết không?
Trên đây là nội dung bài viết Ép uống rượu, bia trong dịp Tết có phải là hành vi vi phạm pháp luật?. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Chế tài là gì?
Chế tài là gì? Các loại chế tài của quy phạm pháp luật? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chế tài là gì? [...]
Điều tra viên là ai?
Điều tra viên là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên là gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Điều tra viên [...]