Giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công
Khi có quyết định ngừng đình công, tập thể lao động phải chấm dứt việc đình công. Vậy thì phải giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công như thế nào?
Quyền và trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công
Sau khi nhận được đề nghị ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, ý kiến của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định ngừng đình công.
Việc ngừng đình công làm phát sinh các quyền và trách nhiệm của người lao động. Cụ thể được quy định tại Điều 12 Nghị định 46/2013/NĐ-CP. Theo đó, sau khi Ban chấp hành công đoàn yêu cầu ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người lao động phải trở lại làm việc và được trả lương.
Trường hợp người lao động không trở lại làm việc thì không được trả lương và tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động và các quy định của pháp luật.
Xem thêm: Trình tự xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định mới nhất
Giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công
Đình công là biện pháp để tập thể lao động giải quyết tranh chấp tập thể về lợi ích. Vậy thì khi bị ngừng đình công thì các tranh chấp đó được giải quyết như thế nào? Chính vì vậy, Điều 11 Nghị định 46/2013/NĐ-CP quy định về cách giải quyết như sau:
Bước 1: Tiến hành hòa giải
Khi có quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng trọng tài lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động.
Phiên họp hòa gỉai phải có sự tham gia của cả hai bên tranh chấp, các bên có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải. Hội đồng trọng tài lao động hướng dẫn các bên thương lượng để đưa ra cách giải quyết tranh chấp.
– Nếu hai bên không tự thỏa thuận được thì Hội đồng đưa ra cách giải quyết, nếu hai bên đồng ý thì lập biên bản hòa giải thành.
– Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
– Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêucầu hòa giải mà Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Bước 2: Tiếp tục đình công
Trường hợp hòa giải không thành và hết thời hạn ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ban chấp hành công đoàn được tổ chức tiếp tục đình công.
Việc tiếp tục đình công phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh và công đoàn cấp tỉnh biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công.
Xem thêm: Người lao động không được đình công trong các trường hợp nào?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người chưa thành niên
Việc sử dụng người lao động chưa thành niên được pháp luật điều chỉnh rất chặt chẽ. Dưới đây là các công việc [...]

Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù?
Hiện nay có rất nhiều giáo viên có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng thời gian nghỉ hè. Vấn đề đặt ra đối với [...]