Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành
Pháp luật có những quy định đối với tổ chức kinh doanh về những loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu để bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, duy trì sự ổn định của nền kinh tế.
1.Hàng hóa cấm xuất khẩu
– Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
– Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước.
– Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
– Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.
– Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam
– Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.
– Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
– Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm hoặc mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xuất khẩu vì mục đích thương mại.
– Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm I.
– Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.
– Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
– Hóa chất được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
– Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
2.Hàng hóa cấm nhập khẩu
– Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
– Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông.
– Hóa chất được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
– Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
– Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:
a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo.
b) Hàng điện tử.
c) Hàng điện lạnh.
d) Hàng điện gia dụng.
đ) Thiết bị y tế.
e) Hàng trang trí nội thất.
g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác.
h) Xe đạp.
i) Mô tô, xe gắn máy.
– Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.
– Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
– Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam
– Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.
– Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện.
– Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông.
– Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
– Các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung.
– Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
– Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm:
a) Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe bốn bánh có gắn động cơ.
b) Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng, khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới),
c) Các loại ô tô đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu.
d) Các loại ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (trừ các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng loại quá 5 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.
đ) Ô tô cứu thương.
– Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam.
– Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
– Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên nhập khẩu vì mục đích thương mại.
– Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng, tê giác đen, voi Châu Phi.
– Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.
– Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.
>>> Xem thêm Điều kiện thủ tục Kinh doanh xăng dầu xuất nhập khẩu
>>> Xem thêm Quy định về Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra
Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì ? Quyền và nghĩa vụ
Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì ? Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch HĐQT công ty cp theo quy định mới [...]
Một số thủ tục cần thực hiện với cơ quan thuế sau khi thành lập
Doanh nghiệp sau khi được thành lập cần thiết phải thực hiện một số thủ tục về thuế để tranh bị xử phạt. Dưới [...]