Hành vi vi phạm tiếng ồn? Quy định và mức xử phạt
Hành vi vi phạm tiếng ồn? Quy định và mức xử phạt như thế nào theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
Theo quy định tại Mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn:
- Tại khu vực đặc biệt (khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác): 55dBA (từ 6h đến 21h) và 45dBA (21h đến 6h).
- Tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính): 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h).
Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tiếng ồn
Hành vi vi phạm tiếng ồn được xử phạt như sau:
Mức xử phạt
Theo Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm tiếng ồn như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6.Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
Hình phạt bổ sung
Theo Khoản 11 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, với nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn là các cơ sở sản xuất thì áp dụng hình thức phạt bổ sung như sau:
- Trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 6 và 7 nêu trên: Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng.
- Trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 8, 9 và 10: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng.
Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hiệu quả
- Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành.
Lưu ý: Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định đây là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền gấp 02 lần so với cá nhân.
Ai có thẩm quyền xử phạt?
Theo Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm tiếng ồn bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
- Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường;
- Công an nhân dân;
- Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, thể thao du lịch;
Việc xử phạt được thực hiện như thế nào?
Để xử phạt các trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn, cơ quan chức năng sẽ thực hiện trưng cầu giám định, đo đạc, phân tích tiếng ồn. Người bị xử phạt có trách nhiệm chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành.
>>Xem thêm: Các biện pháp phòng chống kiểm soát ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường
Trên đây là bài viết về: Hành vi vi phạm tiếng ồn? Quy định và mức xử phạt. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.

Quy định của pháp luật về quyền và cách xác định họ tên cho cá nhân
Cá nhân có quyền có họ, tên; đây là một quyền nhân thân được Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận. Trong bài viết dưới [...]

Hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự
Hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]