Mức phạt lỗi không có hoặc không mang bằng lái xe
Không có hoặc không mang bằng lái xe thì bị phạt bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe năm 2023
Mức xử phạt lỗi không mang bằng lái xe được quy định như sau:
Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe máy
Người điều khiển xe mô tô (xe máy) và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo bằng lái xe thì bị phạt phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
(Điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe ô tô
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
(Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Mức phạt lỗi không có bằng lái xe năm 2023
Mức xử phạt lỗi không mang bằng lái xe được quy định như sau:
Mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe máy
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
(Điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe ô tô
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
(Điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Bằng lái xe gồm những hạng nào?
♣ Hạng A1 cấp cho:
Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
♣ Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
♣ Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
♣ Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
♣ Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
Ô tô dùng cho người khuyết tật.
♣ Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
♣ Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
♣ Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
♣ Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
♣ Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Lưu ý: Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
♣ Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
(Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)
>>Xem thêm: Biện pháp tạm thời trong phòng, chống rửa tiền
Trên đây là bài viết về: Mức phạt lỗi không có hoặc không mang bằng lái xe. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Trình tự miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định mới nhất
Giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào? Hồ sơ, trình tự miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo [...]
Hợp đồng thời vụ là gì theo quy định pháp luật hiện hành
Hợp đồng thời vụ là gì theo quy định pháp luật? Những vấn đề người lao động cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thời [...]