Quy định pháp luật hiện hành về hòa giải viên cơ sở
Tiêu chuẩn, điều kiện trở thành hòa giải viên cơ sở được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên cơ sở theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013.
1. Tiêu chuẩn hòa giải viên cơ sở
Theo Điều 7 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, Người được bầu làm hòa giải viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải và có các tiêu chuẩn sau đây:
– Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư;
– Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.
2. Bầu, công nhận hòa giải viên
– Người có đủ tiêu chuẩn trở thành hòa giải viên có quyền ứng cử hoặc được Ban công tác Mặt trận phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận giới thiệu vào danh sách bầu hòa giải viên.
– Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức bầu hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố bằng một trong các hình thức sau đây:
+ Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình;
+ Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình.
– Kết quả bầu hòa giải viên:
+ Người được đề nghị công nhận là hòa giải viên phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý;
+ Trường hợp số người đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thì danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp;
+ Trường hợp số người được bầu không đủ để thành lập tổ hòa giải thì tổ chức bầu bổ sung cho đủ số lượng;
+ Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận hòa giải viên. Quyết định công nhận hòa giải viên được gửi cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hòa giải viên và thông báo công khai ở thôn, tổ dân phố.
3. Quyền của hòa giải viên cơ sở
Theo Điều 9 Luật hòa giải cơ sở 2013, hòa giải viên có các quyền sau đây:
– Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
– Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải.
– Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải.
– Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.
– Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.
– Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
– Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.
– Kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải.
4. Nghĩa vụ của hòa giải viên
Theo Điều 10 Luật hòa giải cơ sở 2013, hòa giải viên có các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện hòa giải khi có căn cứ tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
– Tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở quy định tại Điều 4 của Luật này.
– Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
– Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.
– Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.
Trên đây là nội dung bài viết Quy định pháp luật hiện hành về hòa giải viên cơ sở, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.

Cần những giấy tờ gì khi đổi chủ xe máy?
Theo quy định pháp luật hiện nay thì khi sang tên đổi chủ xe máy cần những giấy tờ gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]

Đi làm lại trước thời hạn nghỉ sinh con có phải đóng bảo hiểm xã hội
ĐI LÀM LẠI TRƯỚC THỜI HẠN NGHỈ SINH CON CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Tóm tắt câu hỏi: Chào Luật sư, Tôi sinh con vào [...]