Người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ bị xử phạt thế nào?
Khi chạy quá tốc độ cho phép, tùy các mức độ và hậu quả khác nhau mà lái xe đều có thể bị phạt. Trong bài viết này, LawKey sẽ giúp độc giả trả lời thắc mắc: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ bị xử phạt thế nào?
Tốc độ cho phép của xe mô tô, xe gắn máy theo quy định pháp luật
Theo Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ cho phép của xe mô tô, xe gắn máy trong các khu vực khác nhau được xác định như sau:
Đối với trong khu vực đông dân cư
Tốc độ tối đa (km/h) | ||
Loại xe ô tô | Đường đôi; đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới |
Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) | 40 | 40 |
Tất cả các loại xe mô tô 2 bánh, 3 bánh và tương tự | 60 | 50 |
Đối với ngoài khu vực đông dân cư
Tốc độ tối đa (km/h) | ||
Loại xe | Đường đôi; đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới |
Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) | 40 | 40 |
Xe mô tô 02 bánh, xe mô tô 03 bánh và các loại xe tương tự | 70 | 60 |
Đối với khu vực đường cao tốc
Đối với khu vực đường cao tốc, tùy thuộc vào biển báo tốc độ được đặt trong khu vực nhưng không vượt quá 120 km/h.
Các hình thức xử phạt khi chạy quá tốc độ cho phép
Hình thức xử phạt đối với hành vi chạy quá tốc độ cho phép của người điều khiển xe ô tô được quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP như sau:
Hành vi | Hình thức xử phạt |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10 km/h | Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến 20 km/h | Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h | Phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông | Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng và từ 03 – 05 tháng, tịch thu phương tiện nếu tái phạm |
Điều khiển xe thành nhóm 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định | Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng hoặc từ 10.000.000 – 14.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng và từ 03 – 05 tháng, tịch thu phương tiện nếu tái phạm |
Điều khiển xe thành nhóm 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định không chấp hành hiệu lện dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông | Phạt tiền từ 10.000.000 – 14.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng |
Lưu ý:
Riêng đối với các trường hợp chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông, ngoài các biện pháp xử lý hành chính như trên, người điều khiển phương tiện còn phải:
– Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 (xem chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng).
– Chịu trách nhiệm hình sự theo điều 260 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Ngoài ra, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông thì bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
>> Xem thêm: Người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ bị xử phạt thế nào?
Chú ý phân biệt xe mô tô và xe gắn máy
Xe mô tô và xe gắn máy là 2 loại xe rất dễ nhầm lẫn, thường bị người dân nhầm hiểu là cùng 1 loại. Tuy nhiên, theo quy định thì đây là 2 loại xe khác biệt:
– Xe mô tô: là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh.
– Xe gắn máy: là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.
(Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN – 41:2016/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT)
Trên đây là nội dung Lawkey chia sẻ về Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ hiện hành. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của Lawkey để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc!
Thành lập nhà hàng 100% vốn nước ngoài
Theo Luật đầu tư 2020, để thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trước khi thành lập doanh nghiệp, Quý khách hàng phải [...]
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo pháp luật mới nhất
Nhà nước khuyến khích đầu tư ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Một trong những nội dung quan trọng nhẩt là quản lý về đầu [...]