Điều kiện thủ tục mở chi nhánh của công ty kế toán nước ngoài
Mở chi nhánh tại thị trường tiềm nằng Việt Nam là việc nhiều doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài nói riêng hướng tới. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật Việt Nam, để doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ kế toàn mở chi nhánh tại Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Sau đây, Lawkey sẽ chia sẻ về Điều kiện thủ tục mở chi nhánh của công ty kế toán nước ngoài tại Việt Nam.
I. Điều kiện thành lập chi nhánh:
Để được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tư cách chủ thể:
+ Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
Một doanh nghiệp nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký.
+ Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ.
2. Không thuộc một trong các trường hợp sau:
– Bị thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP không quá 02 năm kể từ ngày bị thu hồi.
– Việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung hoạt động của Chi nhánh
Phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
4. Tên Chi nhánh phải đảm bảo:
– Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Mang tên doanh nghiệp nước ngoài kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
5. Địa điểm đặt trụ sở Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải đảm bảo:
– Phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
– Có viết hoặc gắn tên Chi nhánh.
6. Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
II. Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép thành lập chi nhánh
1.Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh (theo Mẫu MĐ-5 ban hành kèm Thông tư 11/2016/TT-BCT);
b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán;
hoặc Văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất;
hoặc Giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
e) Bản sao Điều lệ Chi nhánh;
f) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của Giám đốc (Tổng Giám đốc) Chi nhánh;
g) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:
– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;
– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh.
Xem thêm: Điều kiện khi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
2. Phương thức nộp hồ sơ:
– Nộp trực tiếp;
– Nộp trực tuyến;
– Nộp qua đường bưu điện
3. Nơi nộp hồ sơ:
– Bộ Công thương.
4. Thời hạn giải quyết:
+ Tối đa 13 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Một số lưu ý:
– Giấy phép thành lập Chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
– Nếu chi nhánh không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép thì sẽ bị thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh.
Trên đây là nội dung Lawkey chia sẻ về Điều kiện thủ tục mở chi nhánh của công ty kế toán nước ngoài. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc!
Dự án xây dựng nhà ở do TTCP chấp thuận chủ trương đầu tư
Những dự án xây dựng nhà ở nào do Thủ tướng Chính phủ (TTCP) chấp thuận chủ trương đầu tư? Trình tự, thủ tục đề [...]
Thủ tục quảng cáo, hội thảo phân bón
Hiện nay việc quảng cáo, hội thảo phân bón muốn được thực hiện trên thực tế cần tuân theo những quy chuẩn, trình tự [...]