Người nào có quyền bắt người đang bị truy nã ở Việt Nam?
Ai có quyền bắt người đang truy nã ở Việt Nam? Đối tượng nào thuộc đối tượng bị truy nã theo pháp luật Việt Nam? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các đối tượng bị truy nã
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, các đối tượng bị truy nã ở Việt Nam bao gồm:
(1) Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
(2) Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
(3) Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
(4) Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
(5) Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Người nào có quyền bắt người đang bị truy nã ở Việt Nam?
Tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc bắt người đang truy nã ở Việt Nam như sau:
Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Như vậy, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người đang bị truy nã ở Việt Nam.
Điều kiện để đưa ra quyết định truy nã ở Việt Nam
Để đưa ra quyết định truy nã ở Việt Nam thì cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, cụ thể như sau:
♣ Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại mục 1 đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
- Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
♣ Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã;
Trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Quyết định truy nã sẽ được gửi đến đâu?
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, thì quyết định truy nã phải được gửi đến các nơi sau đây:
- Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;
- Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);
- Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);
- Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;
- Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.
>>Xem thêm: Đưa thông tin lên các nhóm “thông chốt” có bị xử phạt không?
Trên đây là bài viết về: Người nào có quyền bắt người đang truy nã ở Việt Nam?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
09 tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông
Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông gồm những tội danh nào và mức hình phạt ra sao? Hãy cùng LawKey [...]
04 hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng những hình phạt nào? Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội như [...]