Có bị xử lý hình sự khi không đi khám nghĩa vụ quân sự 2025?
Bộ luật Hình sự 2015 đã có những quy định cụ thể về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, trong đó có liệt kê các hành vi liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thời gian khám nghĩa vụ quân sự 2025
Cụ thể, thời gian khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự sẽ bắt đầu từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Do đó, thời gian khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2025 chính thức sẽ thực hiện từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024, trường hợp có khám sức khỏe lần thứ hai thì thời gian này sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
(Khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015)
Có bị xử lý hình sự khi không đi khám nghĩa vụ quân sự 2025?
Không đi khám nghĩa vụ quân sự là một trong những hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Cụ thể, việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bao gồm các hành vi:
- Không chấp hành lệnh gội đăng ký nghĩa vụ quân sự.
- Lệnh gọi sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
- Lệnh gọi nhập ngũ.
- Lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Tại Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 đã có những quy định cụ thể về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
Phạm tội trong thời chiến;
Lôi kéo người khác phạm tội.
Theo các dẫn chiếu trên, không đi khám nghĩa vụ quân sự không thuộc trường hợp bị xử lý hình sự và không bị phạt tù.
Tuy không bị phạt tù nhưng công dân không đi khám nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt hành chính với các mức tiền như sau:
- Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025
Các nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 bao gồm:
- Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);
- Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HIV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.
(Khoản 5 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP)
>>Xem thêm: Có bắt buộc nữ giới phải đi nghĩa vụ quân sự?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Hành vi buôn bán ngà voi có vi phạm pháp luật không?
Hiện nay, trên trang mạng xã hội có rất nhiều người công khai buôn bán ngà voi với số lượng đáng kể. Vậy việc buôn [...]
Bị can là ai ? Bị can có quyền và nghĩa vụ như thế nào ?
Bị can là ai ? Quyền và nghĩa vụ của bị can được Bộ luật tố tụng hình sự quy định như thế nào ? Hãy cùng LawKey tìm [...]