Quy định của pháp luật về hoa lợi, lợi tức
Quy định về hoa lợi, lợi tức theo pháp luật hiện hành như thế nào. Bài viết sau đay sẽ giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này.
Hoa lợi, lợi tức là gì?
Điều 109 Bộ luật dân sự 2015 quy định về khái niệm hoa lợi, lợi tức.
Hoa lợi
Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
Sản vật là vật mới được tạo thành do sự phát triển tự nhiên từ tài sản gốc
Ví dụ: Cây là tài sản ban đầu (tài sản gốc) khi ra hoa quả thì hoa quả chính là hoa lợi; hoặc con lợn, con bò là tài sản gốc, khi đẻ con thì con lợn con. Con bê là hoa lợi
Lợi tức
Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
Những khoản lợi có được từ việc khai thác, công dụng, chức năng của tài sản. Thông thường lợi tức sẽ được tính ra một khoản tiền nhất định.
Vú dụ: Khoản tiền thu được từ việc cho thuê nhà, thuê xe.
Có thể thấy, cả hoa lợi, lợi tức đều là những tài sản sinh ra từ việc sử dụng, khai thác tài sản gốc.
Có những tài sản sinh ra cả hoa lợi và lợi tức. Ví dụ: Con trâu vừa có thể cho thuê đi cày (sinh ra lợi tức) vừa có thể đẻ con (sinh ra hoa lợi).
Quyển hưởng hoa lợi, lợi tức theo quy định
Điều 109 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức như sau:
“Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó”
Người xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi và lợi tức gồm: chủ sở hữu và người sử dụng tài sản. Tùy theo sự thỏa thuận của các bên để xác lập quyền sở hữu hoặc dựa theo quy định của pháp luật.
Cùng tìm hiểu quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức trong một số trường hợp sau:
Quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức trong đặt cọc
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
Đặt cọc chỉ là biện pháp đảm bảo trong hợp đồng mua bán. Theo đó, trong thời gian đặt cọc thì tài sản đặt cọc vẫn thuộc vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đặt cọc. Cho nên, nếu không có thỏa thuận khác, thì hoa lợi, lợi tức sinh ra từ tài sản đặt cọc vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đặt cọc.
Quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức trong cầm cố tài sản
Điều 316 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trả lại tài sản cầm cố như sau:
“Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Bản chất của việc cầm cố tài sản là chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình (bên cầm cố) cho người khác nắm giữ (bên nhận cầm cố) mà tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Vì vậy, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì phần hoa lợi, lợi tức sinh ra trong thời gian của hoạt động cầm cố vẫn thuộc về bên cầm cố.
Trên đây là nội dung quy định của pháp luật về hoa lợi, lợi tức Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
>>Xem thêm: Phân loại vật theo quy định của pháp luật
Hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê khoán tài sản
Hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê khoán tài sản được pháp luật dân sự quy định thế nào? Hợp đồng thuê tài [...]
Ai không được công chứng chứng thực di chúc?
Việc công chứng, chứng thực di chúc là một cách chứng minh tính hợp pháp của di chúc theo những quy định mà pháp luật đã [...]