Quy định của pháp luật về kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề
Một trong những nghề được quân tâm gần đây là kiểm toán viên. Nhưng ít ai có thể hiểu được cặn kẽ về đặc thù của nghề. Bài viết này, chúng tôi gửi đến các bạn quy định của pháp luật về kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề.
Khái niệm kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề
Hai khái niệm này được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật kiểm toán độc lập 2011, cụ thể như sau:
Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
Tiêu chuẩn kiểm toán viên
Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 14 Luật kiểm toán độc lập 2011, cụ thể như sau:
– Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan và có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính thì được công nhận là kiểm toán viên.
Đăng ký hành nghề kiểm toán
Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
– Là kiểm toán viên;
– Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
– Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên, được xác định như sau:
Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính là thời gian đã làm kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian; được tính cộng dồn trong khoảng thời gian kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo nguyên tắc tròn tháng.
Người không được đăng ký hành nghề kiểm toán
Do tính chất đặc thù của công việc, pháp luật chỉ ra một vài trường hợp không được đăng ký hành nghề kiểm toán. Cụ thể được đưa ra tại Điều 16 Luật kiểm toán độc lập 2011, bao gồm:
– Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
– Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.
– Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
– Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
– Cán bộ, công chức, viên chức.
Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp được quy định tại Điều 19 Luật kiểm toán nội bộ. Cụ thể như sau:
– Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán;
– Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;
– Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
– Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
– Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
– Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
– Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định mới nhất
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định của pháp luật về kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện theo quy định hiện hành
Trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, bên mời thầu có thể sử dụng hình thức tự thực hiện thưo hướng dẫn [...]

Những thay đổi nào về thẩm định giá cần thông báo cho Bộ Tài chính?
Ở một số trường hợp, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính được biết khi có sự thay đổi thông [...]