Quy định về cách xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Doanh nghiệp phải xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, tự kê khai và nộp thuế. Cách xác định số thuế phải nộp như thế nào? Sau đây, Lawkey sẽ cùng quý khách hàng tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, sửa đổi bổ sung năm 2016, Thông tư 195/2015/TT-BTC và Thông tư 130/2016/TT-BTC
1. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
1.1. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có phát sinh doanh thu, giá tính thuế bằng ngoại tệ. Thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế. Theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc quy đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế. Được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
>>>Xem thêm: Xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật hiện nay
1.2. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng theo biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Được quy định tại điều 7 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, sửa đổi bổ sung năm 2016.
>>>Xem thêm: Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật
2. Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt
Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
– Đối với hàng hóa:
Thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa. Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với dịch vụ:
Thời điểm phát sinh doanh thu. Là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu: là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
>>>Xem thêm: Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật hiện hành
3. Yêu cầu về chế độ hóa đơn, chứng từ
Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ. Cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu. Theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp.
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa.
Cơ sở sản xuất khi bán hàng hóa, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa đơn. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở sản xuất. Hoặc hàng xuất chuyển kho. Thì cơ sở được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.
>>>Xem thêm: Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định pháp luật
Trên đây là những thông tin cơ bản về Quy định về cách xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị kế toán chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Kết chuyển thuế giá trị gia tăng vào cuối kỳ trong doanh nghiệp
Kết chuyển thuế giá trị gia tăng vào cuối kỳ trong doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Kế toán trong doanh nghiệp [...]

Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là những ai? Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc? Mức giảm trừ gia cảnh [...]