Quy định về nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật hiện hành
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là một trong những bước đầu tiên để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Pháp luật có những quy định gì về nộp đơn đăng ký nhãn hiệu? Sau đây, Lawkey sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
1. Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường. Nhưng do người khác sản xuất. Với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm. Và người sản xuất không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ. Tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam. Thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ
Có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam. Thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu
Phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu. Hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Lưu ý:
Những người có quyền đăng ký và kể cả người đã nộp đơn đăng ký. Có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác. Dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật. Với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế. Có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó. Mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên. Thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu. Nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trừ trường hợp có lý do chính đáng.
>>>Xem thêm: Nhãn hiệu là gì?
2. Cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp. Hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam. Hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
>>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
3. Một số nguyên tắc khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
3.1. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau. Dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau. Hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng. Dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau. Thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ. Có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó. Theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn. Nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
3.2. Nguyên tắc ưu tiên
Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng. Nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam. Hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên. Mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên. Hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.
- Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản 1 điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này.
- Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên. Và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.
- Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong một đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn. Với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
>>>>Xem thêm:
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định pháp luật
Quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả
Trên đây là những thông tin cơ bản về Quy định về nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật hiện hành. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey



Quy định về nhãn hiệu tập thể
Đặc trưng của nhãn hiệu tập thể là nhiều chủ thể đều có quyền sử dụng nó và chủ nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ [...]



Bảng danh mục các nhóm hàng hóa dịch vụ
BẢNG DANH MỤC CÁC NHÓM HÀNG HÓA/DỊCH VỤ NI-XƠ Phiên bản 10 (Theo Thoả ước Ni-xơ về Phân loại quốc tế hàng hoá/dịch vụ [...]