Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng SHCN.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức cá nhân khác và tổ chức, cá nhân đó nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Đây là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được chuyển giao tất cả các quyền. Qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN.
Xem thêm: Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Bao gồm các thông tin về các bên chủ thể. Nhằm mục đích xác định chủ thể là ai.
+ Cá nhân: Họ tên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ; số điện thoại; Số CMTND hoặc Thẻ căn cước công dân còn hiệu lực
+ Pháp nhân: Tên pháp nhân; địa chỉ; mã số doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật/ người được ủy quyền…
Căn cứ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ chuyển nhượng là căn cứ về việc bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng.
Bao gồm các thông tin về: Tên sáng chế; Số văn bằng; Ngày cấp văn bằng; Chủ sở hữu văn bằng; Cơ quan cấp bằng
Các thông tin về căn cứ chuyển nhượng phải dựa trên Văn bằng bảo hộ đã được cấp còn hiệu lực.
Xem thêm: Tư vấn đăng ký nhãn hiệu
Giá chuyển nhượng
Như đã nói ở trên, việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp sẽ giúp chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Các bên sẽ tự thỏa thuận. Và sẽ được ghi nhận tại điều khoản trong hợp đồng.
Bao gồm: giá; thời điểm thanh toán; phương thức thanh toán; thông tin thanh toán và thỏa thuận về chậm thanh toán.
Xử lí trong trường hợp chậm thanh toán do các bên thỏa thuận về thời gian chậm thanh toán, lãi suất trả trong thời gian chậm, phạt hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của các bên là điều khoản phải nêu trong hợp đồng. Đây là căn cứ để các bên thực hiện hợp đồng.
Thời hạn hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Đây là khoảng thời gian các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng.
Các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về khoảng thời gian này. Và yêu cầu phải thực hiện đúng với thời hạn đã quy định trong hợp đồng.
Xem thêm: thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Các nội dung khác trong hợp đồng
Các bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác trong hợp đồng.
Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN
Các bên thỏa thuận với nhau về trách nhiệm đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN với Cục Sở hữu trí tuệ. Và nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan.
Phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại hợp đồng
Một bên không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã nêu trong hợp đồng thì có thể bị phạt. Trừ trường hợp miễn trừ trách nhiệm.
Bồi thường thiệt hại phát sinh khi một bên bị thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là do việc bên còn lại không thực hiện theo đúng các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Trừ trường hợp bất khả kháng
Hai bên có thể đồng thời thỏa thuận cả hai hoặc một trong hai; thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng trong trường hợp có hành vi vi phạm.
Bảo mật hợp đồng
Đây là do sự thỏa thuận của các bên.
Các bên thỏa thuận về phương thức; hình thức bảo mật; nghĩa vụ bảo mật các thông tin liên quan đến hợp đồng và đối tượng của hợp đồng.
Chi phí liên quan đến việc bảo mật thông tin (nếu có)
Hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật
Điều khoản về sự đảm bảo thực hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN
Đây được coi như là một phương thức bảo đảm thực hiện hợp đồng. Điều khoản này do các bên tự thỏa thuận.
Điều khoản về giải quyết tranh chấp
Các bên tự thỏa thuận về việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp. Điều khoản này sẽ không bị mất hiệu lực kể cả khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử hữu công nghiệp đã hết hiệu lực. Trừ trường hợp có hợp đồng khác thay thế, hoặc sửa đổi bổ sung về điều khoản này.
Hiệu lực của hợp đồng
Các bên thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; trường hợp chấm dứt hợp đồng; đơn phương chấm dứt hợp đồng; hủy bỏ hợp đồng.
Những phần không thỏa thuận sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác
Trên đây là những thông tin cơ bản về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn sở hữu công nghiệp, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu uy tín.

Tách đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Tách đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những quyền của chủ sở hữu thực hiện. Pháp luật hiện nay quy định [...]

Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo quy định hiện nay
Giống cây trồng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ [...]