Quyền nuôi con và tài sản khi ly hôn nhưng không đăng ký kết hôn
Thực tế hiện nay cho thấy trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn đang xảy ra ngày càng phổ biến. Như vậy, nếu ly hôn khi không đăng ký kết hôn thì các vấn đề về con chung và tài sản sẽ được giải quyết như thế nào?
Quy định của Pháp luật về ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn
Trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng được định nghĩa tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”
Về việc ly hôn, tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Theo quy định mà chung sống với nhau như vợ chồng; nhưng không đăng ký kết hôn thì không làm phát quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Khi đó tài sản và với con được giải quyết theo quy định trên.
Quyền nuôi con khi ly hôn mà chưa đăng ký kết hôn
Con cái là một trong những vấn đề quan trọng nhất khi ly hôn; con chung sẽ do ai nuôi; ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Trường hợp ly hôn mà không đăng ký kết hôn thì quyền; nghĩa vụ của các bên đối với con sẽ được giải quyết giống như trường hợp ly hôn bình thường.
Như vậy, quyền nuôi con sẽ được giải quyết theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Quyền nuôi con, về cơ bản sẽ dựa theo các căn cứ sau:
– Thỏa thuận của các bên:
Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên. Căn cứ dựa trên việc bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
– Điều kiện của các bên:
Tòa án sẽ ưu tiên quyền nuôi con cho bên đảm bảo con lợi ích tốt nhất về vật chất; tinh thần…
– Độ tuổi của con:
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi được giao một bên nuôi theo lợi ích của con. Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Quyền tài sản của nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản; nghĩa vụ của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ; công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Như vậy, pháp luật công nhận sự thỏa thuận của các bên khi giải quyết quan hệ tài sản. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định; có tính đến công việc của mỗi bên và quyền, lợi ích của phụ nữ và con.
Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung như sau:
“1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình; trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật; hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Trên đây là những ý kiến đóng góp của LAWKEY. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Hoà giải trong giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn
Hoà giải trong giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn là thủ tục bắt buộc sau khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu của người [...]
Con không cấp dưỡng cho cha mẹ có được không?
Con không cấp dưỡng cho cha mẹ có được không? Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ của con bị [...]