Ai được nuôi con sau khi bố mẹ ly hôn?

Quyền nuôi con sau ly hôn là một trong những vấn đề căng thẳng nhất cho vợ chồng trong khi thực hiện thủ tục ly hôn. Vì thế việc hiểu biết và nắm rõ các quy định pháp luật về giành quyền nuôi con là điều vô cùng quan trọng để có giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình. Vậy, khi giành quyền nuôi con cần biết những điều gì?

Cha mẹ được giành nuôi con trong trường hợp nào?

Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Theo đó, sau khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con. Theo điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 sau khi ly hôn cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây:

  • Con chưa thành niên
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Quy định về hỏi ý kiến của con khi quyết định quyền nuôi con

  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì tòa án quyết định giao con cho ai phải hỏi qua nguyện vọng của con;
  • Con dưới 07 tuổi thì quyền nuôi con sẽ do tòa án quyết định dựa trên lợi ích về mọi mặt của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. 

Các căn cứ để Tòa Án quyết định quyền nuôi con của vợ chồng sau khi ly hôn

Để giành được quyền nuôi con, cha/mẹ phải chứng minh được mình có khả năng mang lại cho con cuộc sống tốt hơn so với đối phương về mọi mặt gồm kinh tế, tinh thần, giáo dục. Ví dụ: Chỗ ở ổn định, thu nhập hàng tháng, Môi trường sống, thời gian chăm sóc cho con, hành vi lối sống hàng ngày. Quyền nuôi con sẽ thuộc về người có thể cho con cuộc sống tốt hơn một cách toàn diện

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Theo Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm:

1.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3.Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Thay đổi người nuôi con sau khi Tòa có quyết định

Quyền được trực tiếp nuôi con không phải lúc nào cũng cố định. Trong các trường hợp được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 sau đây có thể được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa án đã có quyết định:

  • Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trong trường hợp có căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

>> Xem thêm: Nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Trên đây là những ý kiến đóng góp của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu