Thủ tục bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản
Thủ tục bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản được pháp luật quy định như thế nào? Cần đáp ứng những điều kiện và yêu cầu gì khi thực hiện?
Điều kiện thực hiện
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015; Luật các tổ chức tín dụng; nghị định; thông tư và pháp luật liên quan; thì cần đáp ứng điều kiện sau:
– Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của Bên thế chấp; có Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của Bên thế chấp.
– Bên thế chấp là người có quyền sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất (nhà ở; công trình xây dựng khác) phải được đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp Luật.
– Tài sản thế chấp là tài sản được phép giao dịch theo quy định của Pháp luật.
– Tài sản thế chấp không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng; quản lý tại thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp. Tài sản không bị kê biên; bên thế chấp chịu trách nhiệm trước pháp Luật về tính hợp pháp; hợp lệ của tài sản thế chấp.
– Có bảo hiểm tài sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm.
– Tài sản thế chấp là đất thuê đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có thời hạn sử dụng đất còn lại trên 05 năm tính từ ngày trả nợ cuối cùng khi vay vốn ngân hàng chính sách xã hội.
Trình tự thực hiện
Bước 1:
– Bên thế chấp xuất trình Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và gửi kèm các giấy tờ có liên quan đến hồ sơ thế chấp tới Ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.
Bước 2.
– Ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục thẩm định tài sản thế chấp, nếu:
+ Tài sản thế chấp không đủ điều kiện bảo đảm cho khoản vay: Ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục thông báo (mẫu số 02/BĐTV) cho Bên thế chấp.
+ Tài sản thế chấp đủ điều kiện bảo đảm cho khoản vay: Ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục và Bên thế chấp xác định giá trị tài sản thế chấp, lập Biên bản xác định giá trị tài sản thế chấp.
– Ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục và Bên thế chấp thỏa thuận lập Hợp đồng thế chấp tài sản.
Bước 3:
– Ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục cùng Bên thế chấp thực hiện công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản, đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Bước 4:
– Bên thế chấp giao hoặc nộp bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp cho Ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.
Hồ sơ chuẩn bị
– Thành phần hồ sơ:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 01 bản chính (lưu Ngân hàng chính sách xã hội);
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (trong trường hợp pháp luật quy định tài sản thế chấp phải mua bảo hiểm): 01 bản chính (lưu Ngân hàng chính sách xã hội);
+ Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân của Bên thế chấp: 01 bản sao (lưu Ngân hàng chính sách xã hội);
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; điều lệ doanh nghiệp; Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật;…(trong trường hợp Bên thế chấp là tổ chức kinh tế): 01 bản sao có công chứng hoặc chứng thực (lưu Ngân hàng chính sách xã hội);
+ Văn bản chấp thuận dùng tài sản sở hữu chung để thế chấp (trường hợp Bên thế chấp là: Tổ chức kinh tế Nhà nước; công ty liên doanh; công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên…): 01 bản chính (lưu Ngân hàng chính sách xã hội);
+ Văn bản ủy quyền cử người đại diện thế chấp và sử dụng tài sản để thế chấp (trường hợp phải có theo quy định): 01 bản chính có công chứng (lưu Ngân hàng chính sách xã hội);
+ Biên bản xác định giá trị tài sản thế chấp (mẫu số 03/BĐTV): 03 bản chính (01 bản lưu Bên thế chấp; 02 bản lưu Ngân hàng chính sách xã hội);
+ Hợp đồng thế chấp tài sản (mẫu số 04/BĐTV): 05 bản chính có công chứng (01 bản lưu người vay; 01 bản lưu Bên thế chấp; 01 bản lưu tổ chức Công chứng; 01 bản lưu cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm; 01 bản lưu Ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục);
+ Giấy tờ khác làm cơ sở định giá tài sản thế chấp (nếu có): 01 bản sao (lưu Ngân hàng chính sách xã hội)
– Cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ như trên.
Thời hạn giải quyết
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
>> Xem thêm: Các biện pháp bảo đảm phải đăng ký
Trên đây là quy định về Thủ tục bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Ai không được công chứng chứng thực di chúc?
Việc công chứng, chứng thực di chúc là một cách chứng minh tính hợp pháp của di chúc theo những quy định mà pháp luật đã [...]
Kiện đòi lại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Kiện đòi lại tài sản là một trong các phương thức bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Vậy kiện đòi [...]