Quyền sở hữu đối với tài sản đánh rơi, bỏ quên
Pháp luật có quy định như thế nào về các trường hợp liên quan đến việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản đánh rơi, bỏ quên? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các quy định liên quan đến vấn đề này.
– Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, nghị định 29/2018/NĐ-CP, việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản đánh rơi, bỏ quên được quy định như sau:
- Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
– Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định thuộc một trong các trường hợp sau
1. Trường hợp tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa, quốc phòng, an ninh quốc gia
– Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng Phần sau khi trừ các khoản chi phí nhất định cụ thể như sau:
+ Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;
– Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
+ Cơ quan người có thẩm quyền quyết định mức tiền thưởng cụ thể. Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
>> Xem thêm: Quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm
2. Trường hợp tài sản không thuộc di tích lịch sử – văn hóa, quốc phòng, an ninh quốc gia
Tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà không phải là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, không phải là tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia có giá trị tài sản lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản), sau khi trừ chi phí bảo quản thì tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
>> Xem thêm: Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định hiện nay
Trên đây là tư vấn của Lawkey về việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản đánh rơi, bỏ quên xin được gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn một cách chính xác nhất !
Giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi xác lập có vô hiệu không?
Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, pháp luật quy định họ sẽ bị hạn chế các quyền nhất định trong khi xác [...]
Người tham gia tố tụng
Người tham gia tố tụng tụng gồm những ai theo quy định của pháp luật? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]