Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa của mình tại các thị trường quốc tế là vô cùng cần thiết. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào? Thời hạn bảo hộ của thương hiệu quốc tế là bao lâu?
Quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam
– Người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thỏa ước Madrid;
– Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam; và người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.
>> Xem thêm: Khả năng phân biệt nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
+ Tờ khai theo mẫu;
+ Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu;
+ Mẫu nhãn hiệu
+ Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Bản sao công chứng giấy đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Cơ quan nhận đơn đăng ký có nguồn gốc Việt Nam
Đơn đăng ký được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.
Xử lý đơn đăng ký có chỉ định Việt Nam
Sau khi nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế về đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung đơn theo thủ tục áp dụng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo; Cục Sở hữu trí tuệ có kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu;
Đối với nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam; Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:
– Trước khi kết thúc thời hạn 12 tháng nêu trên; Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu; và gửi cho Văn phòng quốc tế tuyên bố chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam
– Công bố quyết định trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
Phạm vi (khối lượng) bảo hộ được xác định theo nội dung yêu cầu trong đăng ký quốc tế nhãn hiệu đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ghi nhận và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận.
Đối với nhãn hiệu có một phần hoặc toàn bộ hàng hóa; dịch vụ không đáp ứng điều kiện bảo hộ; hoặc nhãn hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ nhưng đăng ký quốc tế còn có thiếu sót; (ví dụ thiếu Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận; thiếu ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh nhãn hiệu ba chiều…); thì trước khi kết thúc thời hạn 12 tháng nêu trên; Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo tạm thời từ chối; trong đó nêu rõ nội dung và lý do dự định từ chối; và gửi thông báo đó cho Văn phòng quốc tế;
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo tạm thời từ chối đối với một phần; hoặc toàn bộ hàng hóa, dịch vụ, người nộp đơn có quyền sửa chữa thiếu sót; hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ.
Việc sửa chữa thiếu sót; hoặc phản đối dự định từ chối được thực hiện theo thủ tục như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia; kể cả quy định về cách thức nộp đơn.
Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ dự định từ chối một phần; hoặc toàn bộ danh mục hàng hóa, dịch vụ (nêu trong thông báo tạm thời từ chối); nếu trong thời hạn 03 tháng người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu; hoặc có ý kiến phản đối xác đáng đối với dự định từ chối một phần hoặc toàn bộ hàng hóa; dịch vụ đó thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:
– Ra quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế với phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng với hàng hóa, dịch vụ đáp ứng điều kiện bảo hộ; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu (Phần Nhãn hiệu đăng ký quốc tế); và gửi cho Văn phòng quốc tế tuyên bố chấp nhận bảo hộ sau thông báo tạm thời từ chối;
– Công bố quyết định trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ dự định từ chối một phần danh mục hàng hóa; dịch vụ (nêu trong thông báo tạm thời từ chối); nếu kết thúc thời hạn 03 tháng mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót; hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng đối với dự định từ chối đó thì Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo tạm thời từ chối chỉ riêng đối với hàng hóa, dịch vụ đáp ứng điều kiện bảo hộ (hàng hóa, dịch vụ không nêu trong thông báo tạm thời từ chối).
– Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ dự định từ chối toàn bộ danh mục hàng hóa; dịch vụ (nêu trong thông báo tạm thời từ chối); nếu kết thúc thời hạn 03 tháng theo quy định mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót; hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối; hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng đối với dự định từ chối toàn bộ danh mục hàng hóa, dịch vụ đó; thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế và gửi cho Văn phòng quốc tế thông báo khẳng định từ chối toàn bộ.
Thời hạn bảo hộ
– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo Thỏa ước Madrid là 10 năm và có thể được gia hạn thêm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý đến xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu.

Một số điều lưu ý về văn bằng bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ
Văn bằng bảo hộ là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây nhưng có ít người hiểu rõ và hiểu đúng [...]

Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu logo độc quyền
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu logo độc quyền. Những vấn đề nào cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo, [...]