Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo những tiêu chí nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể hiểu là: Hình thức vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý, với mục đích muốn chiếm đoạt được tài sản.
Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xâm phạm quyền sở hữu phổ biến nhất hiện nay. Theo điều 174, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đó là: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…”
Như vậy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó.
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Sau đây, LawKey xin đưa ra một số đặc điểm cơ bản giúp phân biệt 02 tội danh này một cách chính xác, cụ thể như sau:
Tiêu chí | Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản | Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản |
Cơ sở pháp lý | Điều 174 BLHS 2015(sửa đổi, bổ sung 2017) | Điều 175 BLHS 2015(sửa đổi, bổ sung 2017) |
Đối tượng | Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý, có thể là tài sản của Nhà nước. | Tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý. |
Tính chất | Thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt phải diễn ra từ trước. | Sau khi được giao tài sản (hợp pháp) mới phát sinh hành vi chiếm đoạt. |
Hành vi | Thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. | Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng:
|
Giá trị tài sản để định tội | ♠ Trên 02 triệu đồng ♠ Dưới 02 triệu đồng, thuộc các trường hợp:
| ♠ Trên 04 triệu đồng ♠ Dưới 04 triệu đồng, thuộc các trường hợp:
|
Hình phạt |
|
|
>>Xem thêm: Phân biệt tố cáo và tố giác tội phạm
Trên đây là bài viết về: Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.

Không trả lại tài sản nhặt được có bị phạt không?
Không trả lại tài sản nhặt được có bị phạt không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Nhặt được tài [...]

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật
Đối với mỗi loại tội, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là khác nhau. Vậy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình [...]