Trường hợp bị xóa tên khỏi danh sách cử tri và ứng cử ĐBQH, HĐND
Danh sách cử tri và ứng cử ĐBQH, HĐND có thể thay đổi được trong một số trường hợp. Vậy những trường hợp bị xóa tên khỏi danh sách cử tri và ứng cử ĐBQH, HĐND là gì?
Nguyên tắc bầu cử Quốc hội
Tại Điều 7 của Hiến pháp 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo các nguyên tắc:
+ Nguyên tắc bầu cử phổ thông.
+ Nguyên tắc bầu cử bình đẳng.
+ Nguyên tắc bầu cử trực tiếp.
+ Nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín.
Bốn nguyên tắc bầu cử này sẽ đảm bảo hoạt động bầu cử được diễn ra an toàn, công bằng, bình đẳng và minh bạch.
Việc bầu cử từ những nguyên tắc trên sẽ đưa ra được danh sách ứng cử ĐBQH, HĐND phù hợp với nguyện vọng của cử tri.
Tuy nhiên ở một số trường hợp, ứng cử viên sẽ bị xóa tên khỏi danh sách cử tri và ứng cử ĐBQH, HĐND.
Những trường hợp bị xóa tên khỏi danh sách cử tri và ứng cử ĐBQH, HĐND
Theo quy định tại Điều 60 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 thì:
– Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Hội đồng bầu cử quốc gia công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Hội đồng bầu cử quốc gia xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
– Người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND đã được Ủy ban bầu cử công bố mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bầu cử thì Ủy ban bầu cử, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, quyết định xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu HĐND.
Ngoài ra, Khoản 5, Điều 30, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định về trường hợp xóa tên khỏi danh sách cử tri:
Trên đây là nội dung bài viết những trường hợp bị xóa tên khỏi danh sách cử tri và ứng cử ĐBQH, HĐND. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.

Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông theo quy định mới nhất hiện nay
Thủ tục làm hộ chiếu như thế nào ? Quy định của pháp luật về hồ sơ trình tự làm hộ chiếu theo quy định của pháp [...]

Hoạt động đối thoại có bắt buộc trong khiếu nại hành chính không?
Hoạt động đối thoại là gì? Đối thoại có phải là hoạt động bắt buộc trong thủ tục giải quyết khiếu nại quyết [...]