Trường hợp buộc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Nhà đầu tư ở một số trường hợp phải trao trả giấy chứng nhận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Dưới đây là các trường hợp buộc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Đối với ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp
Việc buộc thu hồi Giấy chứng nhận đã được cấp của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp được quy định cụ thể tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Thông tư 10/2016/TT-NHNN. Trong đó:
Trường hợp buộc thu hồi
Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp bị buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong trường hợp gian dối, giả mạo thông tin liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Ngay sau khi nhận được ý kiến chính thức bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về hành vi gian dối, giả mạo thông tin liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp, Ngân hàng Nhà nước có quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Trách nhiệm của ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính tổng hợp
Trong trường hợp này, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính tổng hợp có trách nhiệm:
– Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận quyết định thu hồi giấy chứng nhận, ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước.
– Công bố thông tin trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ trên trang thông tin điện tử của mình về quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và không tiếp tục chuyển tiền ra nước ngoài theo hạn mức đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký; không tiếp tục thực hiện các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; không gia hạn các Khoản đầu tư đã thực hiện.
– Thực hiện xử lý các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo phương án đã được cấp có thẩm quyền thông qua và báo cáo Ngân hàng Nhà nước về kết quả xử lý trong thời hạn tối đa 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực (trừ trường hợp tự nguyện đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài).
Xrm thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán
Tổ chức kinh doanh chứng khoán bị buộc thu hồi Giấy chứng nhận đã được cấp theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 Thông tư 105/2016/TT-BTC. Theo đó:
Trường hợp buộc thu hồi
Tổ chức kinh doanh chứng khoán bị buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong các trường hợp sau:
– Không còn tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về vốn, các chỉ tiêu an toàn tài chính, giới hạn đầu tư của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn khắc phục mà vẫn không đáp ứng được, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, đồng thời gửi quyết định đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có thông tin sai sự thật, hoặc không duy trì Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành, hoặc trở thành đối tượng không được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị buộc thu hồi, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, đồng thời gửi quyết định đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trách nhiệm của tổ chức kinh doanh chứng khoán bị thu hồi Giấy chứng nhận
– Công bố thông tin trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ trên trang thông tin điện tử của mình về quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
– Không được đầu tư thêm các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; không gia hạn các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đã thực hiện;
– Tất toán toàn bộ các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (bao gồm cả các quyền, lợi ích phát sinh liên quan đến Khoản đầu tư ở nước ngoài);
– Đối với các Khoản đầu tư chưa tất toán xong, tổ chức kinh doanh chứng khoán báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hàng tháng về tình hình tất toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09, Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư 105/2016/TT-BTC cho đến khi tất toán xong các Khoản đầu tư.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Việc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được quy định cụ thể tại khoản 4, khoản 5 Điều 9 Thông tư 105/2016/TT-BTC. Trong đó:
Trường hợp buộc thu hồi
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bị buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong các trường hợp sau:
– Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không còn tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về vốn, các chỉ tiêu an toàn tài chính, giới hạn đầu tư của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày hết thời hạn khắc phục theo quy định của pháp luật hiện hành mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vẫn không đáp ứng được, Bộ Tài chính ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, đồng thời gửi quyết định đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thông tin sai sự thật trực tiếp ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Bộ Tài chính hoặc trở thành đối tượng không được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bị buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, Bộ Tài chính ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, đồng thời gửi quyết định đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Kể từ khi Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có hiệu lực, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có trách nhiệm:
– Công bố thông tin trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ về quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trên trang điện tử của mình;
– Không được đầu tư thêm các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; không gia hạn các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đã thực hiện;
– Thực hiện tất toán toàn bộ các Khoản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (bao gồm cả các quyền, lợi ích phát sinh liên quan đến Khoản đầu tư ở nước ngoài) trong thời hạn tối đa một (01) năm kể từ khi quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có hiệu lực;
– Đối với các Khoản đầu tư chưa tất toán xong, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính hàng quý về tình hình tất toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư 105/2016/TT-BTC cho đến khi tất toán xong các Khoản đầu tư.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Quy định của pháp luật về triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài
Dưới đây là quy định của pháp luật về triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài mà các nhà đầu tư cần chú ý. Cụ [...]
Trình tự thành lập doannh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ, trình tự thành lập doannh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào? Bài viết [...]